Hà Đồ Lạc Thư chính là hai họa đồ có nguồn gốc từ thời Trung Quốc cổ đại. Đây được coi biểu tượng quan trọng trong phong thủy cũng như đời sống văn hóa tâm linh của người Phương Đông. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết về Hà Đồ Lạc Thư bằng bài viết ngay sau đây.
Hà Đồ Lạc Thư là gì?
Từ xưa đến nay, Hà Đồ Lạc Thư đã có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn với đời sống văn hóa – tâm linh của người Phương Đông, mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể về Hà Đồ Lạc Thư ngay sau đây.
Hà Đồ là gì?
Nguồn gốc của Hà Đồ
Hà Đồ vốn là một bức vẽ mô tả về một truyền thuyết xảy ra trên sông Hoàng Hà vào thời vua Phục Hy (khoảng 5 nghìn năm trước). Lúc bấy giờ, có một con quái vật xuất hiện trên sông Hoàng Hà và làm cho toàn bộ vùng Mãnh Tân bên bờ sông trở nên hoang vu vì không ai dám lui tới.
Vua Phục Hy biết con quái vật này chính là Long Mã, nên đã đem bảo kiếm đến bờ sông. Ngược lại, Long Mã cũng biết Phục Hy là một bậc thánh nhân nên đã nhả ra cho ông một miếng ngọc. Trên miếng ngọc có khắc những vằn nét như sau:
- Số 1, 6 ở dưới
- Số 2, 7 ở trên
- Số 3, 8 ở bên tả
- Số 4, 9 ở bên hữu
- Số 5 , 10 ở chính giữ
Sau này, người ta đã đã mô tả lại những hình vẽ trên miếng ngọc đó thành Hà Đồ. Còn có một truyền thuyết khác kể rằng, khi đi ngang qua sông Hoàng Hà, vua Phục Hy đã thấy Long Mã xuất hiện và có 55 dấu chấm đen trắng trên lưng. Sau đó, khi trở về ông đã vẽ lại bức tranh lưng rùa rồi đặt tên là Hà Đồ.
>>> Sơ Đồ Bát Quái Là Gì? Bật Mí Ý Nghĩa Và Cách Áp Dụng Chuẩn Xác
Nguyên lý Hà Đồ
Nguyên lý của Hà Đồ là dùng các chấm để có thể biểu hiện tổ hợp thành. Sẽ có từ 1 – 10 chấm tạo nên một tổ hợp đồ hình, 5 vào 10 cấu thành trung cung, trong đó:
- Số lẻ là Dương – màu trắng
- Số chẵn là Âm – màu đen.
Có 5 số sinh: 1, 2, 3, 4, 5 và 5 số thành: 6, 7, 8, 9, 10. Trong đó, số 5 là số cuối của số sinh và số 10 là số cuối của số thành. Theo đó, số sinh là số của trời đất, là “thể” nên ở chính giữa còn các số thành là “dụng” nên hoạt động phía ngoài. Số 5 và 10 cộng lại = 15 ngang với tổng 5 số sinh cộng lại (1+2+3+4+5)= 15, chính là trời đất sinh ra vạn vật.
Mặt khác, lấy trời đất hợp thành 5 phương còn Âm Dương hợp lại ngũ hành ta có cụ thể như sau:
Bắc |
|
Đông |
|
Nam |
|
Tây |
|
Chính giữa (trung ương) |
|
Khi quan sát sẽ thấy Dương tiêu thì Âm trưởng, Âm tiêu thì Dương trưởng, nội hướng tĩnh – ngoại hướng lại động. Do đó, ý của câu nói lại được rõ ràng hơn: “Dương trung hữu âm căn – âm trung hữu dương căn” (Số dương nhỏ thì âm bao bọc ở ngoài và ngược lại)
Cộng 10 con số ở trên lại với nhau (1+2+3+4+5+6+7+8+9+10)= 55. Trong đó 5 số dương (lẻ) thuộc trời, cộng lại (1+3+5+7+9)= 25, và 5 số âm (chẵn) thuộc địa, cộng lại (2+4+6+8+10)= 30. Số Âm nhiều hơn số Dương, chính bởi vậy gọi là Âm Dương mà không gọi là Dương Âm.
>>>Tham khảo thêm: Cách xem phong thủy nhà ở và những điều bạn cần biết!
Nguồn gốc của Lạc Thư
Theo truyền thuyết xưa, khi vua Đại Vũ đang trị thủy trên sông Lạc thì có con rùa thần trên lưng với nhiều dấu chấm kỳ lạ nổi lên, sau đó nhà vua đã vẽ bức tranh về cảnh tượng đó và đặt tên là Lạc Thư.
Cũng có tích khác kể rằng, nhà vua Đại Vũ đang trị thủy bên bờ sông Lạc thì một con rùa lớn nổi lên và dâng vua miếng ngọc có khắc Lạc Thư. Nhà vua dựa vào đó để đẩy lùi nước lũ và phân định Cửu Châu, sau đó đã viết sách “Hồng phạm”.
Nguyên lý Lạc Thư
Lạc Thư có 9 cung và sắp xếp từ 1 – 9, gồm các hàng ngang, dọc, chéo trong đó tổng của 3 số đều là 15. Trong toán học sẽ thuộc về ma trận kỳ ảo bậc 3, sách xưa cũng đã tổng kết thành khẩu quyết: đội 9 đạp 1, trái 3 phải 7, còn 2, 4 là vai, 6 và 8 là chân, số 5 ở giữa.
- Số 1 tương ứng thái dương, số 9 là số thái dương, vì vậy 1 và 9 đối nhau.
- Số 2 tương ứng thiếu âm, số 8 là số thiếu âm, vì vậy 2 và 8 đối nhau.
- Số 3 tương ứng thiếu dương, số 7 là số thiếu vì vậy số 4 và 6 đối nhau.
Lạc Thư vẽ thành Hậu Thiên Bát Quái, được ứng dụng trong phong thủy và tử vi, được gọi là Lạc Thư quỹ tích. Cụ thể các quái: Khảm – 1, Khôn – 2, Chấn – 3, Tốn – 4, Trung Cung – 5, Càn – 6, Đoài – 7, Cấn – 8, Ly – 9.
>>> Gương bát quái là gì? Phân loại và cách sử dụng gương bát quái
Hà Đồ Lạc Thư Bát Quái mang ý nghĩa gì?
Hà Đồ Tiên Thiên Bát Quái đi thuận chiều kim đồng hồ nên âm dương không chống đối nhau, còn Hậu Thiên Bát Quái do Lạc Thư sinh ra và đi theo chiều nghịch, lấy mâu thuẫn để kiềm chế nhau.
- Hà Đồ là thể trong khi Lạc Thư là dụng
- Hà Đồ chủ thường còn Lạc Thư chủ biến.
- Hà Đồ trọng hợp, Lạc Thư trọng phân, vuông tròn âm dương không thể chia cắt, ôm ấp che chở, tương hỗ nhau.
Ứng dụng của Hà Đồ và Lạc Thư là gì?
Hà Đồ và Lạc Thư được ứng dụng nhiều trong phong thủy đời sống và là nền tảng cơ bản trong Kinh dịch. Theo đó, Kinh dịch thuở sơ khai chuyên dùng để bói toán điềm lành dữ, về sau đã được các nhà dịch lý khai thác và trở thành nền triết học của phương Đông.
Trong đông y
Lý thuyết đông y với nền tảng cơ bản là cân bằng âm dương trong cơ thể con người, khi âm dương mất cân bằng thì cơ thể sẽ mắc bệnh. Trong cơ thể người, khí thuộc Dương còn máu thuộc Âm, khí vận hành tới bộ phận nào của cơ thể thì huyết cũng sẽ vận hành tới đó.
Khí huyết phải lưu thông tuần hoàn trong lục phủ ngũ tạng thì cơ thể mới khỏe mạnh. Nếu khí huyết không lưu thông tại một bộ phận thì chỗ đó sẽ sưng lên và gây bệnh tật. Trong Đông y đã sử dụng Bát Quái của Hà Đồ để tìm ra căn nguyên của bệnh tật cũng như có phương pháp trị và phòng bệnh hiệu quả nhất.
Trong phong thủy
Thước Lỗ Ban chính là bắt nguồn từ học thuyết về Hà Đồ được người Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu dùng trong phong thủy xây dựng nhà ở và đồ mộc trang trí nội thất… Thước Lỗ Ban do một người tên Lỗ Ban, là người nước Lỗ từ thời Xuân Thu của Trung Quốc dựa trên nền tảng của 8 cung Bát Quái và 5 ngũ hành của trời đất sáng tạo ra.
Mỗi đại cung có chiều dài 6.5cm và tạo thành chiếc thước dài 52cm. Trong mỗi đại cung lại chia làm 5 tiểu cung (tượng trưng cho 5 ngũ hành) với độ dài 1.3cm. Trên thước Lỗ Ban có 4 đại cung tốt, 4 đại cung xấu mang ý nghĩa của âm dương trong Bát Quái.
>>> Ngũ Hành Tương Sinh: Ý Nghĩa Và Ứng Dụng
Công thức tính Hà Đồ Lạc Thư
Trong quy luật từ xưa đã định cùng với triết lý âm dương Hà Đồ có tiến trình biến dịch ngược chiều kim đồng hồ (xoay về bên trái) còn Lạc Thư các quái đi thuận chiều kim đồng hồ (xoay về bên phải)
Tiến trình Hà Đồ Lạc Thư.
Sự hình thành Lạc Thư Hậu Thiên bát quái do Âm chỉnh lý thành trục chính của vũ trụ và tạo ra sự thay đổi thể cũng như dụng của vũ trụ. Kết quả là Hà Đồ – Tiên thiên bát quái thành Lạc thư – Hậu thiên bát quái, và ta có công thức sau: 1 tương tác 4, 4 tương tác 3, 3 tương tác 2, 2 tương tác 1. Cụ thể như sau:
- 1 tương tác với 4: Tung 1, Càn Khôn, Dương tương tác với Hữu 4, Tốn Cấn, Âm ⇒ Hữu 4, Khôn Càn, Âm.
- 4 tương tác với 3: Hữu 4, Tốn Cấn, Âm, tương tác với Tả 3, Đoài Chấn, Dương ⇒ Tả 3, Cấn Tốn, Dương.
- 3 tương tác với 2: Tả 3, Đoài Chấn, Dương, tương tác với Hoành 2, Khảm Ly, Âm ⇒ Hoành 2, Chấn Đoài, Âm.
- 2 tương tác với 1: Hoành 2, Khảm Ly, Âm, tương tác với Tung 1, Càn Khôn, Dương ⇒ Tung 1, Khảm Ly, Dương.
Minh họa, giải thích tiến trình Hà Đồ Lạc Thư.
Trong vũ trụ có âm dương và đại diện cho nó là hai quái Càn Khôn (hai quái nguyên thể) còn Khảm, Ly, Chấn, Tốn, Chấn, Đoài chỉ là hình ảnh của 2 quái nguyên thể được sinh ra khi tương tác nội tại. Bởi vậy có thể nói mọi biến dịch đều sẽ phải bắt đầu từ Càn Khôn.
- 1 tương tác 4: Tung 1, Càn Khôn, Dương tương tác Hữu 4, Tốn Cấn, Âm thành Hữu, Khôn Càn, Âm. Để trùng với trục Hữu thì Tung phải xoay trên trục đồng tâm với Hữu và xoay phải 180 độ (vì Tung và Hữu cùng chiếm B, D).
- 4 tương tác 3: Theo ảnh ta có thể thấy: Hữu 4, Tốn Cấn, Âm sau đó tương tác Tả 3, Đoài Chấn, Dương, thành Tả 3, Cấn Tốn, Dương. Mà muốn trùng với Tả thì Hữu phải xoay trên trục đồng tâm với Tả và xoay phải 360 độ (vì Hữu và Tả chiếm B, D và A, C).
- 3 tương tác 2: Qua ảnh minh họa ta thấy Tả 3, Đoài Chấn, Dương, tương tác Hoành 2, Khảm Ly, Âm để sau đó sẽ thành Hoành 2, Chấn Đoài, Âm. Để trùng với Hoành thì Tả xoay trên trục đồng tâm với Hoành và xoay phải 90 độ (Tả chiếm A,C nhưng bị chia 2 bởi Hoành, nên chỉ xoay sang phải 90 độ).
- 2 tương tác 1: Hoành 2, Khảm Ly, Âm, tương tác Tung 1, Càn Khôn, Dương, thành Tung 1, Khảm Ly, Dương. Để trùng với trục Tung thì Hoành phải xoay trên trục đồng tâm với Tung cũng như đồng thời xoay phải 90 độ (Hoành chiếm A,B, nhưng bị trục Tung chia 2, do đó nó chỉ xoay sang phải 90 độ mà thôi)
Tiến trình biến dịch này khiến Hà Đồ Tiên thiên Bát quái trở thành Lạc Thư Hậu Thiên Bát quái cũng như làm thay đổi vị trí các quái. Cụ thể:
- Theo Hà Đồ: trục Tung – Dương, có 2 nhóm lý số là Bắc – Âm – 1 – 6 và Nam – Dương 2 – 7, do trục Tung – Dương nên khi đi đem theo lý số Dương, là 2 – 7.
- Theo Hà Đồ: trục Hoành – Âm có 2 nhóm lý số: Đông – Dương – 3 – 8 và Tây – Âm – 4 – 9, do trục Hoành – Âm nên khi đi mang theo lý số Âm, là 4 – 9.
- Theo Hà Đồ: 5 – 10 là lý số của trung tâm, nhưng khi biến dịch thành Hà Đồ Lạc thư chỉ còn số 5, bởi số 10 đã nằm trong tổng của 2 lý số đối diện (2 + 8, 3 + 7, 6 + 4, 1 + 9). Khi lấy 10 + 5 = 15, vậy 5 – 10 luôn đi với nhau giống như như 2 – 7, 3 – 8, 4 – 9, 1 – 6 cũng luôn đi với nhau.
-
-
- Dù 1 – 6, 3 – 8 không thay đổi nhưng lý tính của nó đã thay đổi sau cuộc chỉnh lý bởi nó là đã phân thành hai. Cụ thể là 1 tại Khảm, 6 tại Càn, 3 tại Chấn, 8 tại Cấn, chính là bản thể đã sinh nhị nghi (thế giới hiện tượng hay Lạc Thư)
-
- Các lý số trong Hà Đồ thành 4 nhóm không tách biệt và trong mỗi nhóm đều có chẳn lẻ (âm dương) để thể hiện cho câu “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”.
- Do số 5 là số trung gian nên khi biến dịch thì nó vẫn nằm tại trung tâm dù cho có xếp số theo chiều ngang hay chiều dọc. Mặt khác, Lạc Thư là sơ đồ thể hiện 9 cung mà các lí số đều thuộc hàng đơn vị, do đó không thể có số 10 nằm ở trung tâm.
- Trong sơ đồ vũ trụ thì vị trí của lý số theo lý tính âm dương không bao giờ thay đổi dù ở bất cứ trạng thái nào ( số Dương 1, 3, 7, 9 luôn luôn nằm trên vòng tròn Dương, còn hình vuông Âm cũng sẽ luôn có số Âm 2, 4, 6, 8 nằm phía trên). Do đó, lý số 2 nằm tại Khôn và 4 nằm tại Tốn là bởi 1 – 6 và 3 – 8 đã có sẵn (có nghĩa nó chỉ phải đứng vào chổ phù hợp phương hướng cũng như lý tính mà thôi).
Do trục Tả 3 Dương và Hữu 4 Âm không có lý số, chính vì vậy khi biến dịch chỉ mang theo các quái mà thôi. Trong đó, Lạc Thư có 4 trục cụ thể là:
- Hữu Âm, Khôn Càn, lý số 2 và 6.
- Tả Dương, Cấn Tốn, lý số 4 và 8.
- Hoành Âm, Chấn Đoài, lý số 3 và 7.
- Tung Dương, Khảm Ly, lý số 1 và 9.
Vuông tượng trưng cho âm – Lạc Thư, còn 2 quái Khôn Càn nằm trên trục Hữu Âm nên Lạc Thư thể âm dụng dương, còn 4 cặp quái: Khôn Càn, Cấn Tốn, Chấn Đoài, Khảm Ly luôn nằm trên 1 trục, dù ở Hà Đồ hay Lạc Thư.
Bài viết trên đã gửi đến bạn toàn bộ thông tin chi tiết về Hà Đồ Lạc Thư là gì cũng như nguyên lý Hà Đồ Lạc Thư. Hy vọng các bạn đã nắm được ý nghĩa và những ứng dụng của Hà Đồ Lạc Thư trong phong thủy đời sống. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn như phong thủy, nhà đất, mẹo vặt,…nữa nhé!