10 dấu hiệu mang thai (mang bầu) sớm tuần đầu tiên sau quan hệ

Biểu hiện của dấu hiệu mang thai (mang bầu) sớm là sự quan tâm của không ít người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Để biết rõ hơn những dấu hiệu này, hãy cùng tìm hiểu 10 dấu hiệu mang thai (mang bầu) sớm tuần đầu tiên sau quan hệ

Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec, dấu hiệu mang thai có thể biết bằng cách sử dụng que thử thai sau khi trễ kinh từ 5-7 ngày hoặc cảm nhận sự thay đổi của cơ thể qua 11 dấu hiệu mang thai.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết

Trễ kinh – Một trong những dấu hiệu mang thai

Trễ kinh là một trong dấu hiệu mang thai sớm nhất sau tuần đầu quan hệ mà chị em có thể chú ý. Nếu trước đó có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp mà chị em trễ kinh từ 7-10 ngày thì khả năng có thai là rất cao. Điều này thể hiện trứng và tinh trùng đã thụ thai thành công. Trong quá trình mang thai sẽ có hiện tượng trễ kinh và chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngưng hoàn toàn trong suốt quá trình và đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, phòng tránh

Trễ kinhTrễ kinh

Vùng ngực xuất hiện sự thay đổi

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi mang thai sớm là vùng ngực sưng, đau; núm vú bắt đầu sẫm màu và nhô ra, quầng vú lớn hơn. Vì lúc này nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi; tuy nhiên, sau 3 tháng đầu thai kỳ, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn.

Vùng ngực xuất hiện sự thay đổiVùng ngực xuất hiện sự thay đổi

Đi tiểu nhiều lần

Tiểu đêm cũng dấu hiệu có thai sớm. Khi trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ thai được 2 – 3 tuần, chị em bắt đầu đi tiểu nhiều hơn do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang. Tần suất đi tiểu sẽ ngày nhiều hơn ở cuối thai kỳ khi thai nhi phát triển càng lớn.

Đi tiểu nhiều lầnĐi tiểu nhiều lần

Buồn nôn

Buồn nôn hay còn được biết đến là hiện tượng ốm nghén. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở thai phụ, khoảng 2/3 phụ nữ mang bầu sẽ có cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ.

Buồn nônBuồn nôn

Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi sau khi quan hệ khoảng 1 tuần có thể là dấu hiệu mang thai sớm mà chị em đều gặp tuần đầu tiên. Bởi hormone progesterone bắt đầu tăng nhanh khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi mà không có bất kỳ lý do.

Mệt mỏiMệt mỏi

Đầy hơi

Khi progesterone bắt đầu tăng nhanh chóng, nó sẽ gây ra những thay đổi lớn cho cơ thể như làm cho các cơ bắp, bao gồm các cơ trong ruột, trở nên nhão đi. Khiến quá trình tiêu hóa chậm hơn, gây ra tình trạng đầy hơi, ợ hơi.

Đầy hơiĐầy hơi

Chóng mặt, ngất xỉu

Hiện tượng lưu thông máu tăng xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm, các chị em sẽ bị nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra ở đầu thai kỳ, hiện tượng ngất xỉu cũng có thể là do lượng đường trong máu thấp.

Chóng mặt, ngất xỉuChóng mặt, ngất xỉu

Thèm ăn

Đây được coi là dấu hiệu mang thai sớm rất tốt giúp mẹ bầu bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì sự phát triển của thai nhi.

Thèm ănThèm ăn

Ngủ nhiều

Khi mang thai nói chung hormone Progesterone tăng cao gây ra sự mất cân bằng năng lượng cơ thể vì thế các chị em luôn có cảm giác thèm ngủ và ngủ nhiều hơn bình thường.

Ngủ nhiềuNgủ nhiều

Tâm trạng thay đổi thất thường

Khi mang thai tuần đầu, do sự thay đổi nội tiết tố khiến các chất dẫn truyền thần kinh sẽ bị ảnh hưởng làm các mẹ bầu rất nhạy cảm, tâm trạng thay đổi thất thường.

Tâm trạng thay đổi thất thườngTâm trạng thay đổi thất thường

Những việc nên làm khi có dấu hiệu mang thai sớm

Khám thai

Sau khi nhận ra các dấu hiệu mang thai tuần đầu, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để có những chẩn đoán kịp thời nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong quá trình mang thai.

Khám thaiKhám thai

Xét nghiệm máu

  • Bên cạnh khám thai, mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu, xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu… Việc làm này giúp phát hiện các bệnh lây nhiễm như rubella, viêm gan siêu vi B, STD (bệnh lây truyền qua đường tình dục)… để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu
  • Để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ, các chị em cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Các chị em cũng cần ngủ đủ giấc, từ 7 – 8 giờ mỗi ngày, và giấc ngủ phải thật chất lượng. Ngoài ra, một giấc ngủ trưa ngắn cũng giúp mẹ bầu mau hồi phục sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Xét nghiệm máuXét nghiệm máu

Lưu ý khi mang thai tuần đầu tiên

Để thai kỳ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, bé khỏe mạnh các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không được sơn móng tay.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Hạn chế quan hệ tình dục.
  • Không hoạt động mạnh.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế căng thẳng và làm việc quá sức.
  • Lưu ý khi tắm bồn, xông hơi, massage.
  • Tránh đến những nơi đông người.

Không sơn móng tay khi mang thai tuần đầu tiênKhông sơn móng tay khi mang thai tuần đầu tiên

Các câu hỏi thường gặp khi có dấu hiệu mang thai sớm (tuần đầu)

Dấu hiệu mang sớm nhất sau khi quan hệ bắt đầu khi nào?

Sau khi quan hệ, trứng và tinh trùng có thể gặp nhau từ vài phút đến 12 giờ sau khi xuất tinh. Khi quá trình thụ tinh diễn ra, hợp tử sẽ đi xuống ống dẫn trứng, phát triển thành một morula (một khối gồm nhiều tế bào) và sau đó là phôi nang. Khi đạt đến giai đoạn phôi nang nghĩa là hợp tử đã sẵn sàng để cấy vào niêm mạc tử cung và tiếp tục phát triển thành phôi thai. Về thời gian, quá trình cấy ghép thường xảy ra vào giữa ngày thứ 6 và thứ 10 sau khi thụ tinh. Như vậy, sau khi quan hệ khoảng 6 – 10 ngày thì phụ nữ đã có thể mang thai.

Có phải những biểu hiện có thai trong giai đoạn đầu như nhau?

Mỗi người phụ nữ đều có những dấu hiệu mang thai khác nhau hoặc thậm chí các triệu chứng cũng khác nhau giữa các lần mang bầu như buồn nôn, chóng mặt,….

Các câu hỏi thường gặp khi có dấu hiệu mang thai sớmCác câu hỏi thường gặp khi có dấu hiệu mang thai sớm

Tham khảo thêm: 7 mẹo để nhanh có thai tự nhiên và an toàn

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về những dấu hiệu cũng như những lưu ý của việc mang thai sớm. Từ những thông tin trên, các bạn có những chuẩn bị cũng như kiến thức để chăm sóc bản thân và thai nhi.

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Mua ngay sữa bột tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cho mẹ bầu nhé

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *