Độ cồn của bia là hàm lượng cồn có trong bia, tác động trực tiếp đến nồng độ cồn trong máu người uống. Để việc uống bia không gây hại mà thực sự có lợi, nên kiểm soát lượng bia uống hàng ngày theo đơn vị uống chuẩn được quy định bởi WHO.
Độ cồn của bia là gì?
Độ cồn của bia là số đo chỉ hàm lượng cồn (ethanol) có trong bia, tính theo phần trăm thể tích.
Độ cồn được tính theo số ml ethanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch ở 20 độ C.
Bia tùy loại mà có chứa 1 – 12% cồn, thường ở vào khoảng 5%. Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0.05 – 1.2%.
Độ cồn của bia và sự tác động tới cơ thể
Cồn được hấp thụ ngay từ niêm mạc miệng và đi thẳng vào máu, phân tán khắp cơ thể tác động đến nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể, kể cả não bộ.
Khả năng hấp thụ cồn và nồng độ cồn trong máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cân nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống, loại đồ uống.
Độ cồn của bia càng cao thì lượng hấp thụ vào máu càng tăng. Khi nồng độ cồn trong máu (blood alcohol concentration – BAC) tăng cao nó bắt đầu gây những biểu hiện khác nhau trên cơ thể tùy theo giai đoạn:
– Hưng phấn (BAC: 0.03 – 0.12%).
– Kích động (BAC: 0.09 – 0.25%).
– Lúng túng (BAC: 0.18 – 0.3%).
– Sững sờ (BAC: 0.35 – 0.5%).
– Tử vong (BAC > 0.5%).
So với rượu thì bia có độ cồn thấp hơn, vị dễ uống hơn, nên thường người uống cũng dễ dung nạp 1 lượng lớn hơn.
Độ cồn của bia và cách kiểm soát lượng uống an toàn
Theo các nhà khoa học, lượng uống bia an toàn và có lợi cho sức khỏe cơ thể nằm ở khoảng 1 – 3 đơn vị uống chuẩn. Theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO: lập 1 đơn vị uống chuẩn là 10 g cồn.
Cách xác định lượng uống theo đơn vị uống chuẩn là như sau: độ cồn (%) x dung tích uống (ml) = số g cồn có trong lon/chai bia, sau đó lấy kết quả này chia tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn để ước tính lượng bia sử dụng trong giới hạn an toàn.
Ví dụ: Bia lon dung tích 330 ml, độ cồn 5% thì 1 đơn vị uống chuẩn sẽ là: 0.05 x 330 = 16.5, tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn 10/16.5, tương đương với 2/3 lon bia. Giới hạn uống có lợi là 2/3 – 2 lon bia/ngày.
Với bia 3% độ cồn: 0.03 x 330 ml = 9.9, tỷ lệ với đơn vị uống chuẩn 9.9/10, tương đương với 1 lon bia. Giới hạn uống có lợi là 1 – 3 lon bia/ngày.
Nhưng cần lưu ý, giới hạn có lợi này ở nữ thấp hơn nam vì sự khác biệt về thể trạng.
Nên uống bia chia nhỏ thành nhiều lần, không uống quá nhiều trong 1 lần và cũng không uống liên tục; đồng thời, cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Như vậy, xét theo thói quen và văn hóa uống bia trên bàn nhậu của người Việt thì chúng ta đang uống bia cách phản khoa học, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh (tệ nạn, tai nạn giao thông,..).
Hiểu về độ cồn và biết cách nhẩm tính lượng uống thích hợp tùy theo loại bia chọn uống giúp người uống chủ động hơn để kiểm soát tốt lượng bia an toàn và có lợi cho sức khỏe. Đừng để bia rượu là phương tiện gây tiêu cực cho cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội nhé!
Bạn sẽ quan tâm:
-
Nồng độ cồn của tất cả các loại bia ở Việt Nam
-
Bia Sài Gòn gồm mấy loại và có nồng độ cồn bao nhiêu
-
Tìm hiểu về các loại bia Tiger, giá bán và nồng độ cồn của từng loại
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH