Bị hen suyễn có nên ăn cá không?

Bị hen suyễn có nên ăn cá không?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân hen suyễn rất phức tạp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng việc ăn cá có lợi trong điều trị hen suyễn, vậy quan niệm này có đúng đắn không?

Bị hen suyễn có nên ăn cá không?

Bệnh nhân hen suyễn cần bổ sung Magie – một loại khoáng chất giúp điều hòa, chuyển hóa năng lượng, kháng viêm và giãn cơ trơn rất có ích cho người mắc bệnh này. Mà Magie lại có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc, sữa và hải sản… đặc biệt có rất nhiều trong cá biển.

Bị hen suyễn có nên ăn cá không?Cá giàu Omega- 3 rất tốt cho bệnh nhân hen suyễn.

Ngoài ra, trong cá còn có chứa một số Vitamin như A, E, C… Mỗi ngày, người bệnh hen suyễn cần được cung cấp 2g vitamin C để trị chứng viêm mũi dị ứng và chứng thở khò khè. Trong khi đó, Vitamin E có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp. Vì vậy, ngoài bổ sung các loại rau củ có chứa các dưỡng chất này, bệnh nhân có thể ăn thêm cá.

Các loại cá - đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá tuyết, cá trích...rất tốt cho người bị hen suyễn.

Đặc biệt, trong cá có chứa thành phần Omega-3. Đây là axit béo đa bất bão hòa giúp phát triển cả trí não lẫn thể chất, có đặc tính chống viêm tổng thể. Axit này còn có tác dụng giúp bôi trơn động mạch nhằm ức chế mảng bám tích tụ.

Loại chất béo lành mạnh này được coi là “vũ khí” giúp điều trị và phòng bệnh hen suyễn hiệu quả. Các loại cá chứa nhiều Omega-3 là cá thu, cá hồi, cá tuyết, cá trích…

Bệnh nhân hen suyễn nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân hen suyễn nên kiêng ăn các sản phẩm đóng hộp, trái cây sấy, dưa chuột muối, rượu vang...

Ngoài việc nên bổ sung Magie, Vitamin, Omega-3, khi bị hen suyễn cũng nên kiêng dung nạp một số chất như Sulfite – một chất bảo quản, Natri bisulfit… Các chất này có nhiều trong các sản phẩm đóng hộp, trái cây sấy, dưa chuột muối, rượu vang…

Bên cạnh đó, người bệnh phải tránh xa thuốc lá vì khói thuốc sẽ khiến thành khí quản co giật, lượng chất bài tiết tăng lên, thượng bì niêm mạc bị tổn hại gây đột biến ở lớp vảy làm rụng tróc lông mao, lượng chất nhờn tăng lên.

Ngoài ra, theo Vinmec, các loại thực phẩm phổ biến nhất gây ra các triệu chứng dị ứng bao gồm: Trứng, sữa bò, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, hạt cây, cá, tôm và động vật có vỏ khác.

Tham khảo: Người bị bệnh hen suyễn nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Hy vọng với những thông tin trên, sẽ giúp bệnh nhân hen suyễn kiểm soát quá trình tái phát bệnh. Các bạn nhớ đón xem những bài viết tiếp theo của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

Xem thêm: Ăn cá đồng hay cá biển tốt hơn?

Nguồn: Vinmec

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *