Các loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh khi mang thai

Bạn đang xem bài viết: Các loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh khi mang thai tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bất kỳ thai phụ nào cũng muốn quá trình mang thai an toàn và thai nhi được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, có quá nhiều quy tắc về những loại thực phẩm ăn-không ăn trong thời kỳ mang thai khiến mẹ bầu bối rối: mẹ bầu không được ăn hải sản? Còn món phô mai, hàu, hay sushi thì sao? Tất tần tật thắc mắc của các mẹ, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã có câu trả lời ngay trong bài viết này.

Chọn lựa thực phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai. Nguồn: pinterest

Chọn lựa thực phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai. Nguồn: pinterest

1Tại sao mẹ bầu nên tránh một số loại thực phẩm khi mang thai?

Mẹ bầu cần lưu ý tránh xa các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây hại cho mẹ và bé. Khi chưa mang thai, việc ngộ độc thực phẩm không thường xảy ra và không làm bạn quá ái ngại. Nhưng mẹ bầu dễ gặp nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng vì hệ miễn dịch yếu hơn, trường hợp xấu nhất là sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Các vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm như Listeria, Toxoplasma, Salmonella, Staphylococcus aureus, Campylobacter và E. coli ẩn náu trong thực phẩm được chế biến, nấu và bảo quản không đúng cách. Một số ít có thể đi qua nhau thai, gây ảnh hưởng đến em bé ngay cả khi mẹ bầu không hề cảm thấy các triệu chứng bệnh.

Tuy vậy mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng, tỉ lệ xảy ra các bệnh lý trong thai kỳ đến từ thực phẩm rất hiếm. Mỗi năm ở Mỹ có ít hơn 400 trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn Listeria, nhiễm Toxoplasma chỉ từ 400 đến 4.000 trẻ.

Một số thực phẩm mẹ bầu cần lưu ý tránh xa. Nguồn: Unsplash

Một số thực phẩm mẹ bầu cần lưu ý tránh xa. Nguồn: Unsplash

Bài viết liên quan: Để mẹ tròn con vuông, mẹ bầu cần tuyệt đối kiêng cữ những loại thực phẩm này

Xem thêm  Extra bed là gì? Các loại extra bed phổ biến, cách đặt extra bed

2Các thực phẩm không an toàn

Mẹ bầu cần tránh xa các loại thịt, cá, trứng chưa nấu chín, cũng như các sản phẩm sữa và nước trái cây chưa được tiệt trùng. Ngoài ra cần lưu ý một số thức ăn như sau:

Thực phẩm nên tránh trong quá trình mang thai. Nguồn: pinterest

Thực phẩm nên tránh trong quá trình mang thai. Nguồn: pinterest

Không ăn:

  • Cá hoặc động vật có vỏ còn sống/chưa nấu chín (như hàu, ngao)
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao, bao gồm cá mập, cá kiếm, cá thu vua và cá ngói (cá hồng vàng hoặc cá hồng trắng)
  • Cá hun khói hoặc cá ngâm để trong tủ lạnh, chưa tiệt trùng, trừ khi được hấp đến ít nhất 75°C
  • Hơn 170 gram/ tuần cá ngừ tươi và cá đóng hộp

Sẽ ăn được, nếu:

  • Nấu cá đến ít nhất 60°C hoặc khi thịt cá ngả đục.
  • Ăn tối đa 340 gram/ tuần và 1 tuần chỉ nên ăn 2 lần cá có hàm lượng thủy ngân thấp, chẳng hạn như cá hồi, tôm, cá rô phi.

Thịt và gia cầm

Không ăn:

  • Thịt/ gia cầm sống hoặc nấu chưa chín
  • Bất kỳ loại thịt nào được làm lạnh (bao gồm giăm bông, gà, thịt bò nướng, xúc xích và patê) cho đến khi hâm nóng lại đến 75°C
  • Các loại xúc xích khô hoặc chưa nấu chín (chẳng hạn như xúc xích Ý và xúc xích pepperoni) cũng phải làm nóng lên

Lời khuyên

  • Sử dụng nhiệt kế thực phẩm.
  • Nấu thịt bò, thịt bê và thịt cừu đến 60°C.
  • Nấu thịt lợn và tất cả các loại thịt xay đến 70°C.
  • Nấu thịt gia cầm đến 75°C.
Không ăn các loại thịt chưa nấu kỹ. Nguồn: Unsplash

Không ăn các loại thịt chưa nấu kỹ. Nguồn: Unsplash

Trứng

Không ăn:

  • Trứng lòng đào hoặc chưa chín
  • Món tráng miệng hoặc nước sốt tự làm có chứa trứng sống (chẳng hạn như đồ uống từ sữa hột gà, kem, sữa trứng, mousse chocolate, sốt mayonnaise và sốt salad Caesar)

Để ăn được, nên:

  • Luộc trứng chín kỹ
  • Nếu nấu các món khác có trứng cần đến 75°C.
  • Sử dụng trứng tiệt trùng hoặc sản phẩm trứng tiệt trùng khi chế biến món ăn yêu cầu không nấu chín trứng.
Không ăn trứng chưa nấu chín trong thai kỳ. Nguồn: Unsplash

Không ăn trứng chưa nấu chín trong thai kỳ. Nguồn: Unsplash

Phô mai

Không ăn

  • Phô mai mềm chưa tiệt trùng hoặc thức ăn chưa nấu chín từ sữa tươi chưa được tiệt trùng.

Lời khuyên

Kiểm tra nhãn khi mua pho mát mềm để chắc chắn rằng nó có ghi “được làm bằng sữa tiệt trùng”.

Xem thêm  Mẹo bảo quản bánh đa nem

Những thức ăn khác

Không ăn

  • Salad trong các cửa hàng thức ăn nhanh (đặc biệt nếu có trứng, thịt gà, giăm bông hoặc hải sản)
  • Đồ ăn trong buổi dã ngoại ngoài trời lâu hơn hai giờ (hay lâu hơn một giờ nếu vào ngày nắng nóng)
  • Gia cầm nhồi thịt, trừ khi được nấu đến 75°C
  • Rau mầm sống hoặc bất kỳ rau cải chưa được rửa, đặc biệt là rau xà lách và bắp cải

Để ăn được, nên:

  • Hâm nóng thức ăn thừa (đã nấu trước đó) đến 75°C
  • Các món ăn buffet nên được giữ trên đá lạnh, món nóng cần được duy trì ở 65°C (gần bằng nhiệt độ một tách cà phê nóng)
  • Trái cây và rau củ nên gọt vỏ hoặc rửa sạch. Giữ trái cây và rau đã cắt trong tủ lạnh.
Thay đổi cách chế biến để đảm bảo sức khỏe khi mang thai. Nguồn: pinterest

Thay đổi cách chế biến để đảm bảo sức khỏe khi mang thai. Nguồn: pinterest

Bài viết liên quan: Chế độ dinh dưỡng và thực đơn dành cho mẹ bầu

3Đồ uống cần tránh khi mang thai

Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn khi mang thai. Có thể mẹ bầu đọc đâu đó rằng thỉnh thoảng uống rượu bia trong thai kỳ cũng không sao, nhưng sự thật là không có định nghĩa nào về lượng cồn “an toàn” khi mang thai. Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia khuyên rằng nên loại bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế caffeine, sữa hoặc nước trái cây tươi chưa tiệt trùng.

Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn trong thai kỳ. Nguồn: Unsplash

Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn trong thai kỳ. Nguồn: Unsplash

Không uống:

  • Đồ uống có cồn
  • Sữa chưa tiệt trùng
  • Nước trái cây chưa được khử trùng hoặc “mới vắt” từ quầy bán nước hoặc cửa hàng tạp hóa
  • Hơn 200 mg caffeine mỗi ngày (340 gram cà phê)

Mẹ bầu hãy:

  • Tìm hiểu lượng caffeine có trong trà, nước ngọt, nước tăng lực, chocolate và kem cà phê.
  • Rửa trái cây thật sạch trước khi ép lấy nước ngọt. (Tự làm nước trái cây tươi ở nhà an toàn hơn mua nước trái cây mới vắt từ quầy nước trái cây hoặc cửa hàng tạp hóa vì bạn không thể chắc chắn trái cây đã được xử lý như thế nào trong cơ sở bán lẻ.)

4Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Khi mang thai, mẹ bầu cần kiểm tra kỹ lưỡng thực phẩm, thức uống mình nạp vào vì chúng không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ mà còn quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nếu có nhiều lo lắng trong việc ăn uống, mẹ bầu có thể gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ sản khoa để nhận được tư vấn thích hợp.

Một số quy tắc mà mẹ bầu cần nằm lòng:

  • Không ăn thịt, thịt gia cầm, các loại ốc, cá, trứng còn sống hoặc nấu chưa chín.
  • Tránh thực phẩm chưa được tiệt trùng như pho mát sữa tươi và nước trái cây mới ép.
  • Rửa hoặc gọt vỏ trái cây, rửa rau cẩn thận, đồng thời hâm nóng thịt, cá đã để trong tủ lạnh và thức ăn còn thừa.
  • Tránh các món salad nguội, cá chứa nhiều thủy ngân, rượu và các chất kích thích.
Xem thêm  Nguyên nhân và cách khắc phục loãng xương ở trẻ em

Châu Chấu tổng hợp từ Babycenter

Xem thêm:

  • Tiền sản giật – mẹ cẩn thận với nguy cơ mất con
  • Thực hư về tin đồn bục tử cung nếu mẹ sinh thường sau khi đã sinh mổ 1 lần?
  • Mẹo hay cho mẹ bầu dưỡng da láng mượt trong thai kỳ

1. March of Dimes. 2016. Food Poisoning During Pregnancy. https://www.marchofdimes.org/complications/food-poisoning-during-pregnancy.aspx

2. Janakiraman, V. 2008. Listeriosis in Pregnancy: Diagnosis, Treatment, and Prevention. Reviews in Obstetrics & Gynecology 1(4): 179–185. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2621056/

3. CDC. 2020. Foodborne Germs and Illnesses. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/foodsafety/foodborne-germs.html

4. ACOG. 2020. Nutrition during pregnancy. American College of Obstetricians and Gynecologists. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Nutrition-During-Pregnancy

5. FDA. 2020. Food safety for pregnant women. U.S. Food and Drug Administration. http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/PeopleAtRisk/ucm312704.htm

6. FDA. 2018. Food safety for moms-to-be: Safe eats – meat, poultry & seafood. U.S. Food and Drug Administration. http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/PeopleAtRisk/ucm082294.htm

7. FDA. 2018. Food safety for moms-to-be: Educator tools – Apply the heat. U.S. Food and Drug Administration. http://www.fda.gov/Food/FoodborneIllnessContaminants/PeopleAtRisk/ucm109104.htm

8. FDA. 2018. Produce: Selecting and serving it safely. U.S. Food and Drug Administration. http://www.fda.gov/Food/ResourcesForYou/Consumers/ucm114299.htm

9. Williams J, et al. 2015. Fetal alcohol spectrum disorders. Pediatrics 136(5):e1395-e1406. http://pediatrics.aappublications.org/content/136/5/e1395

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các loại thực phẩm và đồ uống mẹ bầu nên tránh khi mang thai của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận