Cách đi giày trượt patin đơn giản, chi tiết an toàn cho người mới bắt đầu

Bạn đang xem bài viết: Cách đi giày trượt patin đơn giản, chi tiết an toàn cho người mới bắt đầu tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giày patin là một trong những phụ kiện thể thao không thể thiếu đối với những người chơi bộ môn Patin. Vậy để chơi tốt và đảm bảo an toàn khi chơi bạn cần biết cách đi giày chuẩn nhất. Cùng theo dõi ngay cách dùng bên dưới nhé!

1Chọn giày patin đúng chuẩn

1.1 Form giày

Đối với form giày, bạn nên ưu tiên lựa chọn những đôi giày có phần form cứng cáp, chắc chắn. Đặc biệt, nên chọn những đôi có thể tháo rời được phần boot để thuận tiện cho việc vệ sinh. Đồng thời, ở phần vỏ ngoài của giày nên chọn những loại làm bằng nhựa để có thể ôm chắc chắn vào chân khi trượt.

Patin Neon Inline Yvolution NT08T4 ôm chắc chắn chân khi trượt

Patin Neon Inline Yvolution NT08T4 ôm chắc chắn chân khi trượt

1.2 Boot giày

Về phần boot giày, bạn nên lựa chọn những loại có phần boot êm và lì. Để kiểm tra, bạn có thể dùng 2 ngón tay bấm vào và cảm thấy ít xẹp sẽ giúp chân người chơi có độ êm và thoải mái hơn. Đây là những bộ phận giúp hạn chế được các chấn thương như trẹo cổ chân hay boot giày cọ xát làm phần da cổ chân bị trầy xước.

Patin AVACycle No.086 Size M được trang bị boot giày êm, không gây kích chân khi chơi

Patin AVACycle No.086 được trang bị boot giày êm, không gây kích chân khi chơi

1.3 Frame giày

Những đôi giày patin có phần frame dày, cứng và làm bằng hợp kim sẽ có khả năng chịu được lực tốt hơn. Từ đó, giày sẽ không bị cong vênh lên khi phải chịu trọng lượng từ cơ thể của người sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng giày hơn.

Patin AVACycle No.088 Size S có frame giày cứng, chắc chắn

Patin AVACycle No.088 có frame giày cứng, chắc chắn

1.4 Bánh giày

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bạn không nên lựa chọn những loại bánh giày bằng nhựa vì dễ bị vỡ khi trượt ở những nền không mịn và mượt. Do đó, bạn nên chọn những loại bánh được làm từ cao su đặc hoặc polime, để không gây cứng và không dễ vỡ.

Bạn nên chọn những loại bánh đảm bảo an toàn, chất lượng

Bạn nên chọn những loại bánh đảm bảo an toàn, chất lượng

1.5 Vòng bi

Bạn nên lựa chọn những đôi giày có vòng bi Apec 7 trở lên. Tốt hơn hết bạn không nên chọn những loại giày có trục quay vì trục quay rất dễ bị hỏng và cũng rất nặng khi dùng. Hơn hết là những loại quay bằng trục sẽ rất khó thay thế khi hỏng vì phần lớn các loại giày bây giờ đều sử dụng vòng bi.

Patin AVACycle No.086 Size S có vòng bi Apec 7 linh hoạt

Patin AVACycle No.086 có vòng bi Apec 7 linh hoạt

Xem thêm  Đừng bỏ lỡ 5 quán cà phê xem bóng đá ở quận 6 cực cháy

1.6 Size giày

Size giày là một yếu tố bạn không nên bỏ qua nếu muốn lựa chọn được một đôi giày vừa vặn. Bạn nên lựa chọn những đôi hơi chật với chân mình một chút và ôm chân nhưng không làm phần ngón chân bị bẻ cong. Theo đó, nếu lựa chọn đôi giày quá rộng sẽ làm cổ chân bị lắc và dễ gây trật chân. Nếu giày quá chật sẽ gây mỏi chân và đau ngón chân.

Patin AVACycle No.088 Size L

Patin AVACycle No.088

2Cách đi giày trượt patin đơn giản

Đầu tiên, để có thể đi được giày patin bạn cần biết cách xỏ giày. Thông thường, thì ai cũng nghĩ rằng đây là một bước đơn giản nên khi hướng dẫn cho người mới nhiều người sẽ bỏ qua bước này. Nhưng bạn nên thực hiện và để ý kỹ những điều sau: trước khi xỏ chân bạn cần nới lỏng 2 nút dây trên cùng và kéo lưỡi giày patin ra bên ngoài trước khi xỏ chân vào giày.

Xỏ chân vào giày bình thường và điều chỉnh sao cho chân được thoải mái nhất, không để chân bị quá chật hay quá rộng đều ảnh hưởng đến độ an toàn khi chơi, tiếp theo bạn kéo cho lưỡi giày vào đến bên trong khóa trên, buộc và khóa giày lại.

Sau khi xỏ chân vào, bạn cần tập đứng lên và ngồi xuống để tập thăng bằng trên giày. Nên tập ở sân cỏ ngay lần đầu thử giày vì sân cỏ có độ ma sát lớn nên hạn chế độ xoay của bánh xe nên bạn có thể dễ dàng đứng dậy. Nếu không có sân cỏ bạn có thể chống hai tay vào đầu gối và từ từ đứng dậy. Sau khi đã quen bạn có thể đứng hẳn lên và buông 2 tay. Nên tập từ 2 – 3 phút cho quen với giày.

Chống 2 tay vào đầu gối từ từ đứng dậy để làm quen với giày

Chống 2 tay vào đầu gối từ từ đứng dậy để làm quen với giày

3Cách để thắt dây giày trượt patin

Để việc trượt patin được đảm bảo an toàn và thoải mái nhất, bạn cũng cần biết cách thắt dây giày đúng cách để khi chơi được thuận tiện hơn. Có nhiều cách thắt dây giày patin, nhưng dưới đây là cách thắt dây giày cổ điển và đơn giản nhất, ai cũng có thể làm.

Bước 1: Chọn dây giày

Bạn nên chọn những bộ dây giày có chiều dài tối thiểu là 180 cm. Với độ dài này sẽ dễ dàng và thoải mái hơn khi thắt dây giày. Trường hợp bạn sử dụng các loại giày patin cổ cao thì độ dài này phải là từ 240 – 270 cm.

Nên chọn bộ dây giày patin có độ dài tối thiểu 180 cm

Nên chọn bộ dây giày patin có độ dài tối thiểu 180 cm

Bước 2: Luồn dây qua cặp lỗ đầu tiên gần mũi giày

Dùng tay kéo một đầu dây qua lỗ đầu tiên bên phải của giày. Sau đó, bạn kéo đầu dây còn lại qua lỗ bên trái đầu tiên của giày. Lúc này cả 2 đầu dây đều được xỏ vào 2 lỗ song song với nhau.

Kéo 1 đầu dây qua lỗ đầu tiên bên phải giày

Kéo 1 đầu dây qua lỗ đầu tiên bên phải giày

Bước 3: Điều chỉnh 2 đầu dây

Kéo 2 đầu dây cho chúng song song với nhau, chập cả 2 đầu dây lại để điều chỉnh sao cho cả 2 đầu bằng nhau. Nếu bị lệch giữa 2 bên thì bạn hãy kéo dây để dây được bằng nhau.

Điều chỉnh 2 đầu dây

Điều chỉnh 2 đầu dây

Xem thêm  Cách viết CV xin việc giáo viên mầm non chuẩn chỉnh nhất

Bước 4: Luồn đầu dây bên trái qua lỗ thứ 2 bên phải

Bên trên lỗ xâu có 1 sợi dây, bạn hãy kéo sợi dây này vắt lên trên lỗ xâu bên trái và luồn dây từ bên dưới qua lỗ xâu thứ 2 bên phải của giày.

Luồn dây bên trái qua lỗ thứ 2 bên phải

Luồn dây bên trái qua lỗ thứ 2 bên phải

Bước 5: Xâu dây giày qua lỗ thứ ba bên trái

Tương tự với những bước trên, bạn hãy kéo dây giày ra và vòng qua bên trên lỗ xâu, tiếp tục luồn từ dưới lên và qua lỗ thứ 3 ở phía đối diện. Lưu ý, lật dây giày để không bị vặn.

Xâu dây giày qua lỗ thứ ba bên trái

Xâu dây giày qua lỗ thứ ba bên trái

Bước 6: Tiếp tục xâu dây giày theo kiểu dích dắc cho đến cặp lỗ cuối cùng được xỏ

Tiếp tục xỏ tương tự như cái lỗ ở trên, lưu ý xâu theo kiểu lên và xuống. Sau đó, cứ xâu theo kiểu bỏ cách một lỗ xen kẽ cho đến khi xâu hết các lỗ tròn.

Tiếp tục xỏ dây theo kiểu dích dắc

Tiếp tục xỏ dây theo kiểu dích dắc

Bước 7: Kéo sợi dây bên phải qua hàng dây bên trái đã xâu trước đó và xâu qua lỗ thứ hai

Thực hiện bước này để tạo nên một hàng chữ X nằm đều nhau tại phần lưỡi gà của đầu giày trượt. Có thể làm bằng cách kéo sợi dây bên phải bên trên hàng dây đã xâu theo đường dích dắc. Để thực hiện bước này đơn giản hơn, bạn có thể quan sát chiều của các hàng dây ở 2 bên. Những hàng bên phải sẽ song song với nhau, tương tự những hàng bên trái sẽ song song với nhau.

Kéo sợi dây bên phải qua hàng dây bên trái đã xâu trước đó và xâu qua lỗ thứ hai

Kéo sợi dây bên phải qua hàng dây bên trái đã xâu trước đó và xâu qua lỗ thứ hai

Bước 8: Luồn sợi dây bên dưới hàng dây đã xâu trước đó, xâu qua lỗ bỏ trống bên phải.

Cứ mỗi hình chữ X phải giống hệt như chữ X được xâu bên dưới nó. Tiếp tục, luồn sợi dây bên dưới hàng dây có sẵn và kéo thẳng qua lỗ thứ 3 phía bên phải của giày.

Luồn sợi dây bên dưới hàng dây đã xâu trước đó, xâu qua lỗ bỏ trống bên phải.

Luồn sợi dây bên dưới hàng dây đã xâu trước đó, xâu qua lỗ bỏ trống bên phải

Bước 9: Lặp lại thao tác vòng lên và luồn xuống cho đến khi xâu hết các lỗ thông thường

Sợi dây bên trên hàng dây có sẵn phải luôn luôn được kéo ra, có khi được dùng để xâu từ phải qua trái. Tiếp theo, bạn luồn sợi dây có sẵn có khi được sâu từ bên trái qua bên phải. Tiếp tục xâu để tạo thành hình chữ X, cứ như vậy cho đến khi xâu hết các lỗ tròn thông thường.

Lặp lại thao tác vòng lên và luồn xuống

Lặp lại thao tác vòng lên và luồn xuống

Bước 10: Bắt chéo dây giày vòng qua các lỗ móc

Dùng cả 2 tay để cầm các đầu dây còn lại, sợi dây bên phải vắt lên trên sợi dây bên trái. Vòng đồng thời cả 2 sợi dây từ phía dưới qua cặp lỗ móc đầu tiên, tiếp theo kéo vòng trở lại sao cho cả 2 sợi dây xuất hiện ở mặt trước của giày. Cứ như vậy, vòng sợi dây qua vài cặp lỗ móc kế tiếp để giày được cố định. Bạn không cần phải đưa dây vòng qua hết tất cả các lỗ móc, có thể chừa lại ở trên cùng không thắt dây.

Bắt chéo dây giày vòng qua các lỗ móc

Bắt chéo dây giày vòng qua các lỗ móc

Xem thêm  Điểm danh 17 quán cafe đẹp ở Vũng Tàu bạn nên biết

Bước 11: Thắt phần dây còn lại thành nơ

Bước này khá đơn giản, bạn chỉ cần thắt nơ như các loại giày thể thao thông thường. Buộc dây thành nơ trên mặt trước lưỡi gà để giữ chặt. Vậy là đã hoàn thành việc thắt dây giày patin. Dây giày sau khi được thắt xong phải giữ được giày ôm khít chân, không bị tuột gót hoặc đau ngón chân.

Thắt phần dây còn lại thành nơ

Thắt phần dây còn lại thành nơ

4Các mẹo giúp đi giày thoải mái

4.1 Thắt chặt dây giày ở mặt trên giày nếu gót chân hay bị tuột

Buộc giày theo kiểu thắt chéo qua hết tất cả các lỗ thông thường, sau đó kéo các sợi dây để ôm vừa khít chân, nên kéo chặt hết mức trước khi quấn xung quanh các lỗ móc. Với cách làm trên, sẽ hạn chế được tình trạng gót chân hay bị tuột ra khỏi giày.

Thắt chặt dây giày ở mặt trên giày nếu gót chân hay bị tuột

Thắt chặt dây giày ở mặt trên giày nếu gót chân hay bị tuột

4.2 Giảm tê ngón chân bằng cách buộc giày với 2 cặp dây

Nếu bạn bị tê chân khi mang giày patin thì hãy thử lấy một cặp dây giày buộc theo kiểu thắt chéo thông thường và sau đó thắt nơ tại 4 cặp lỗ dưới cùng trên giày. Tiếp tục, hãy dùng một cặp dây thứ 2 thắt tại chỗ bạn đã ngừng ban nãy, thắt kiểu bắt chéo cho đến khi hết cổ giày.

Giảm tê ngón chân bằng cách buộc giày với 2 cặp dây

Giảm tê ngón chân bằng cách buộc giày với 2 cặp dây

4.3 Thắt dây ở giữa giày theo chiều dọc để giảm đau vòm lòng bàn chân

Dùng dây giày xỏ qua 3 cặp lỗ tính từ đầu mũi giày. Tiếp theo, luồn đầu dây bên trái qua lỗ thứ 4 phía bên trái của giày. Bạn tiếp tục dùng sợi dây đó để luồn xuống dưới qua lỗ thứ 5. Tương tự phía bên phải cũng xỏ theo kiểu này. Cuối cùng thắt kiểu buộc chéo cổ điển ở phần nửa trên của đôi giày. Sau cùng, bạn sẽ thấy có một đường dọc nằm giữa lỗ thứ 4 và thứ 5 kể từ mũi giày, điều này giúp giảm áp lực lên vòm lòng bàn chân.

Thắt dây ở giữa giày theo chiều dọc để giảm đau vòm lòng bàn chân

Thắt dây ở giữa giày theo chiều dọc để giảm đau vòm lòng bàn chân

Xem thêm:

  • Trượt patin có tác dụng gì? 10 lợi ích tuyệt vời của bộ môn trượt patin
  • Hướng dẫn cách trượt patin cho trẻ em mới bắt đầu chi tiết từ A – Z
  • Xe trượt scooter là gì? Có nên mua cho bé không?

Biết được cách đi giày patin giúp bạn tự tin hơn khi chơi bộ môn này. Với bài viết trên hy vọng bạn đã biết cách đi loại giày này và những lưu ý khi sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ hotline 1900.866.874 để được giải đáp nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách đi giày trượt patin đơn giản, chi tiết an toàn cho người mới bắt đầu của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận