Cách nặn mụn không bị thâm cực hiệu quả, an toàn, sạch mụn

Bạn đang xem bài viết: Cách nặn mụn không bị thâm cực hiệu quả, an toàn, sạch mụn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Có nhiều cách nặn mụn như dùng máy hút mụn, dùng miếng dán mụn,… Nhưng những vết thâm mụn sau khi nặn làm mất đi vẻ đẹp vốn có và khiến các chị em càng trở nên tự ti. Nếu bạn đang muốn tìm cách nặn mụn để không bị thâm thì hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

1 Phân biệt loại mụn có thể nặn

1.1 Những loại mụn có thể nặn

Nhiều người nhìn thấy mụn trồi lên da là nặn bất chấp chẳng cần biết nó là mụn gì và đã đến lúc nặn hay chưa. Trước khi quyết định nặn mụn, bạn cần quan sát nốt mụn của mình. Chỉ khi nào nốt mụn của bạn có những dấu hiệu dưới đây mới được phép nặn, cụ thể là:

  • Nốt mụn nhỏ, không bị lớn, sưng hoặc viêm.
  • Mụn đã già, cồi mụn đã khô, nhân mụn đã nổi thấy rõ.

Chỉ khi nốt mụn có những dấu hiệu trên thì bạn mới nên nặn chúng. Điều này sẽ giúp cho bạn hạn chế tối đa việc sưng viêm nốt mụn. Đồng thời cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị thâm sẹo sau mụn.

Mụn có thể nặn

Mụn có thể nặn

1.2 Những loại mụn không nên nặn

Có một số loại mụn mọc trên da nhưng dù bất cứ lý do nào bạn cũng không được phép nặn:

  • Mụn đang bị sưng đỏ: Những nốt mụn của bạn đang gặp vấn đề sưng đỏ tuyệt đối hạn chế việc nặn mụn trên da. Bởi vì vị trị đang bị sưng viêm này nếu như bị tác động, trầy xước,… thì rất dễ bị nhiễm trùng. Điều này chỉ khiến cho tình trạng da bạn tệ hơn.
  • Mụn viêm, mụn bọc: Giống như các nốt mụn đang sưng đỏ, bạn cũng không nên nặn mụn viêm, mụn bọc ở trên da. Vì những nốt này thường chứa bên trong lượng dịch, mủ, vi khuẩn,… Nếu bạn không cẩn thận, những vi khuẩn, mủ này sẽ lan ra và khiến cho vùng da bị mụn lan rộng hơn nữa.
  • Các loại mụn không có đầu mụn: Với các nốt mụn không đầu (mụn ẩn) thì việc nặn mụn chắc chắn sẽ phải sử dụng các công cụ để trích mụn. Điều này sẽ có thể khiến da bị tổn thương và tạo thành những vết sẹo trên da. Ngoài ra, nếu không tới các cơ sở thẩm mỹ mà tự ý nặn thì nguy cơ nhiễm trùng da là rất cao.
Mụn không thể nặn

Mụn không thể nặn

Xem thêm  8 kênh podcast hay cho người học tiếng Nhật

2 Cách nặn mụn để không bị thâm sẹo

Mụn cần phải nặn nhưng bạn cần chọn đúng loại mụn, đúng thời điểm để sẽ giúp giảm nguy cơ bị thâm da khó điều trị. Vậy để nặn mụn không bị thâm sẹo, thì bạn nên thực hiện đúng và đủ các bước sau, ngăn ngừa nguy cơ bị thâm sẹo một cách tối đa:

Bước 1: Vệ sinh tay và máy hút mụn

Đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước bạn nên làm đầu tiên. Việc giữ tay và máy hút mụn sạch sẽ làm giảm nguy cơ khiến da bị nhiễm khuẩn. Từ đó tình trạng mụn sẽ không bị nặng, sưng viêm cũng như da sẽ không bị nhiễm trùng.

Vệ sinh tay sạch sẽ

Vệ sinh tay sạch sẽ

Bước 2: Vệ sinh thật sạch vùng da chuẩn bị nặn mụn

Việc vệ sinh này cũng sẽ giúp bạn tránh được những viêm nhiễm không đáng có. Bên cạnh đó, vệ sinh vùng da bị mụn cần nặn giúp bạn thấy rõ nốt mụn. Tránh việc nặn sai hoặc nặn nhầm các nốt mụn vẫn đang sưng viêm khác.

Vệ sinh vùng da mụn sạch sẽ

Vệ sinh vùng da mụn trước khi nặn

Bước 3: Nặn mụn đúng cách và nhẹ nhàng

Bạn có thể sử dụng tay hoặc dùng máy hút mụn đã được vệ sinh, khử trùng. Ấn một lực vừa phải vào xung quanh nốt mụn cần nặn. Khi xuất hiện nhân mụn, cồi mụn, bạn có thể nhấn thêm chút lực để nhân mụn ra hết.

Máy hút mụn đầu đen và thu nhỏ lỗ chân lông K.SKIN KD802

Máy hút mụn đầu đen và thu nhỏ lỗ chân lông K.SKIN KD802

Xem thêm  8 phim hay nhất của “Thẩm mỹ nhân”

Bước 4: Sử dụng nhíp gắp nhân mụn

Sau khi nhân mụn ra ngoài, bạn có thể dùng nhíp để gắp nhân mụn. Sao cho lấy hết được nhân mụn trên da, không để sót lại. Nhân mụn còn sót lại có thể sẽ tiếp tục phát triển thành mụn, thậm chí có thể ẩn sâu dưới da hơn.

Sử dụng nhíp gấp nhân mụn

Sử dụng nhíp gấp nhân mụn

Bước 5: Dùng tăm bông, băng gạc

Sau khi đã lấy được nhân mụn, bạn sử dụng tăm bông hoặc gạc thấm hết các dịch, máu,… tồn đọng ở nốt mụn hoặc xung quanh mụn. Điều này sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa nguy cơ da bị sưng tấy cũng như mụn bị lây lan ra vùng da khác.

Dùng tăm bông thấm dịch còn đọng ở xung quanh mụn

Dùng tăm bông thấm dịch còn đọng ở xung quanh mụn

3 Chăm sóc da sau nặn mụn để không bị thâm

3.1 Đảm bảo không sót nhân mụn

Muốn da nhanh phục hồi sau khi nặn mụn, bạn cần lấy nhân mụn sạch sẽ. Chỉ cần một lượng nhỏ nhân trắng hay mủ còn sót lại, mụn chẳng những không xẹp mà còn nhanh chóng phát triển trở lại. Ngoài ra, vi khuẩn từ nốt mụn đó còn lan sang vùng lân cận khiến các nốt mụn khác dễ trồi lên.

Lấy sạch nhân mụn còn sót lại

Lấy sạch nhân mụn còn sót lại

3.2 Để da nghỉ ngơi 10 phút sau nặn

Nặn mụn xong, bạn hãy để da nghỉ ngơi trong ít nhất 10 phút. Sau đó dùng bông gòn hoặc tăm bông chấm lên nốt mụn để hút sạch mủ và dịch, cho đến khi vết thương đóng lại hoàn toàn thì mới bôi mỹ phẩm phục hồi da để chăm sóc da sau nặn mụn.

Để da nghỉ ngơi 10 phút sau khi nặn mụn

Để da nghỉ ngơi 10 phút sau khi nặn mụn

3.3 Sử dụng các sản phẩm phục hồi

Khoảng 10 phút sau khi để da nghỉ ngơi, bạn cần thoa kem dưỡng da hoặc kem trị mụn để chữa lành tổn thương sau mụn. Việc làm này còn ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như lây lan mụn nhọt ra xung quanh.

Kem chấm mụn làm dịu da Some By Mi Super Miracle Spot All Kill Cream 30 ml

Kem chấm mụn làm dịu da Some By Mi Super Miracle Spot All Kill Cream 30 ml

Xem thêm  Cách làm tôm rim mặn ngọt, cả nhà mê như điếu đổ

3.4 Không đụng tay vào

Bạn hãy để yên nốt mụn vừa nặn, không động chạm vào nó. Đây là nguyên tắc cơ bản để tránh đưa vi khuẩn lên da, và nó đặc biệt đúng đối với cách chăm sóc da sau khi nặn mụn. Vùng da này đang bị tổn thương nên vô cùng nhạy cảm.

Không chạm tay vào những nốt mụn vừa nặn

Không chạm tay vào những nốt mụn vừa nặn

3.5 Hạn chế trang điểm

Bạn đừng bao giờ thoa kem nền hoặc kem che khuyết điểm trực tiếp lên vùng da chưa lành. Bởi lẽ, nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và tạo nên vết thâm rất cao. Nếu cấp thiết, bạn nhất định phải thoa trước một lớp gel hoặc kem trị mụn để đóng lại vết thương rồi mới trang điểm.

Hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn xong

Hạn chế trang điểm sau khi nặn mụn xong

3.6 Bảo vệ da khỏi tia UV

Tia UV là tác nhân hàng đầu khiến cho vùng da vừa nặn mụn xuất hiện tình trạng thâm, sạm. Do đó bạn cần hạn chế việc di chuyển ngoài thời tiết nắng nóng. Trong trường hợp cần thiết phải ra ngoài hãy thoa kem chống nắng để chủ động bảo vệ làn da của mình. Bên cạnh đó, hãy che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.

Kem chống nắng làm dịu và dưỡng sáng Some By Mi Truecica Mineral Calming SPF 50+ PA++++ 50 ml

Kem chống nắng làm dịu và dưỡng sáng Some By Mi Truecica Mineral Calming SPF 50+ PA++++ 50 ml

Xem thêm:

  • Kem đánh răng có trị mụn được không? Cách trị mụn an toàn và hiệu quả
  • 8 cách trị thâm mắt đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà bạn nên biết
  • 8 cách trị tàn nhang bằng sữa chua đơn giản tại nhà, dễ dàng thực hiện

Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về cách nặn mụn không bị thâm hiệu quả và an toàn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tổng đài miễn phí 1900.866.874 (7h20 – 22h00) hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn và đặt mua hàng ngay nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách nặn mụn không bị thâm cực hiệu quả, an toàn, sạch mụn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận