Dậy thì sớm có ảnh hưởng như thế nào? Khi nào nên cho con đến bác sĩ?

Bạn đang xem bài viết: Dậy thì sớm có ảnh hưởng như thế nào? Khi nào nên cho con đến bác sĩ? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dậy thì sớm là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, trẻ không những có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan mà còn phải đối mặt với rối loạn tâm lý khi có những thay đổi cơ thể bất thường so với bạn bè đồng trang lứa.

1Dậy thì sớm là gì?

Tình trạng dậy thì sớm ở trẻ tăng nhanh

Ngày nay tình trạng dậy thì sớm ở trẻ ngày một tăng nhanh

Khái niệm

Dậy thì sớm là tình trạng trẻ dậy thì ở tuổi sớm hơn so với các mốc cơ bản bình thường (với bé gái là trước 8 tuổi và trước 9 tuổi với bé trai).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước và đang có xu hướng gia tăng tiếp tục, phần lớn gặp ở bé gái.

Phân loại dậy thì sớm

Dậy thì sớm ở trẻ được chia thành 3 dạng chính gồm:

Dậy thì sớm trung ương: đây là dậy thì sớm phụ thuộc hoocmon hướng sinh dục. Dậy thì sớm thực sự thường do tổn thương thần kinh trung ương, từ đó làm tăng tiết hoocmon hướng sinh dục, làm cho các cơ quan sinh dục của trẻ trưởng thành.

Dậy thì sớm ngoại biên: hay còn gọi là dậy thì sớm giả hoặc dậy thì sớm không phụ thuộc vào hoocmon hướng sinh dục. Nguyên nhân là do bệnh lý tuyến sinh dục hoặc tuyến thượng thận làm nồng độ hoocmon sinh dục tăng cao.

Dậy thì sớm không hoàn toàn: đây được xem là sự biến thể của dậy thì bình thường. Trẻ dậy thì sớm không hoàn toàn sẽ có những đặc điểm phụ xuất hiện như:

  • Vú phát triển ở bé gái, thường xuất hiện lúc 1 tuổi – 3 tuổi. Trong trường hợp sẽ chỉ thấy vú trẻ to ra, không thấy kinh nguyệt hay phát triển lông mu. Các xét nghiệm hoocmon hướng sinh dục bình thường.
  • Phát triển lông mu sớm đơn độc, đối với bé trai từ 7 tuổi – 9 tuổi và bé gái từ 5 tuổi – 7 tuổi. Trường hợp này trẻ chỉ phát triển lông nách và/hoặc lông mu, có thể nổi mụn trứng cá. Trẻ phát triển tầm vóc nhanh và tăng độ tuổi xương.
  • Kinh nguyệt sớm đơn độc: thường khá hiếm gặp do đó cần được chẩn đoán để phân biệt với dậy thì sớm trung ương.

2Các giai đoạn tuổi dậy thì

Trẻ nam và nữ ở mỗi giai đoạn phát triển của tuổi dậy thì sẽ có những biểu hiện khác nhau. Các nhà chuyên môn phát hiện và đánh giá những giai đoạn này có thời gian xác định khác nhau. Hiện nay, những khoảng thời gian của tuổi dậy thì được gọi là giai đoạn Tanner.

Giai đoạn Tanner 1

Giai đoạn này mô tả ngoại hình của trẻ trước khi có bất cứ dấu hiệu nào xuất hiện của tuổi dậy thì. Vào cuối của giai đoạn Tanner 1, não bộ bắt đầu gửi những “tín hiệu đặc biệt” cho cơ thể để có sự chuẩn bị cho quá trình thay đổi.

Những thay đổi trong cơ thể bao gồm: Vùng dưới đồi bắt đầu tiết ra hoocmon giải phóng gonadotropin (GnRH). GnRH sau đó sẽ di chuyển đến khu vực tuyến yên, đây là một vùng nhỏ dưới não có khả năng tạo ra các hoocmon kiểm soát các tuyến khác của cơ thể. Tuyến yên cũng tiết ra 2 loại hoocmon là FSH và LH, giúp kích thích, điều hòa sự phát triển của tuyến sinh dục gồm buồng trứng và tinh hoàn một cách đồng bộ.

Não bộ bắt đầu gửi các tín hiệu vào giai đoạn trẻ nữ 8 tuổi hoặc khoảng 9 tuổi – 10 tuổi ở trẻ nam. Tuy nhiên, sẽ không có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể có thể nhận ra tại thời điểm này.

Giai đoạn Tanner 2

Giai đoạn Tanner 2, cơ thể trẻ bắt đầu phát triển các thay đổi về mặt thể chất. Hoocmon đã bắt đầu gửi các tín hiệu đi khắp cơ thể. Cụ thể ở mỗi trẻ sẽ có những thay đổi như sau:

Xem thêm  Progesterol là gì và ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe phái nữ?

Đối với trẻ nữ:

Dấu hiệu dậy thì đầu tiên có thể sẽ bắt đầu từ khoảng 9 tuổi – 11 tuổi. Các dấu hiệu thấy sớm nhất như: núm vú phát triển, gây ngứa hoặc có cảm giác mềm. Vùng quanh núm vú (còn gọi là quầng vú) cũng dần nở ra và sẫm màu hơn. Việc phát triển phần vú cũng sẽ khác biệt về kích cỡ và tốc độ ở mỗi bên. Đôi khi có thể thấy ở trẻ núm vú bên này lớn hoặc nhỏ hơn bên còn lại.

Một trong những dấu hiệu ở trẻ nữ rất dễ nhận ra là lông mu, phần lông phía trên môi âm đạo cũng dần mọc lên. Lúc này, vùng tử cung của trẻ cũng phát triển lớn dần.

Theo các nghiên cứu, trẻ nữ có chỉ số BMI cao sẽ tiến triển giai đoạn Tanner 2 sớm hơn và trẻ nữ da đen sẽ phát triển sớm hơn trẻ nữ có nước da trắng.

Đối với trẻ nam:

Đối với trẻ nam, dậy thì thường bắt đầu ở khoảng 11 tuổi. Dấu hiệu đầu tiên ba mẹ có thể nhận ra là phần tinh hoàn và da quanh tinh hoàn (còn gọi là da bìu) bắt đầu nở to ra. Đồng thời, phần lông vùng quanh gốc dương vật cũng bắt đầu mọc lên.

Giai đoạn Tanner 3

Giai đoạn trẻ dậy thì

Giai đoạn trẻ dậy thì thường bắt đầu mọc mụn

Giai đoạn này, các thay đổi về thể chất đã xuất hiện một cách rõ ràng ở trẻ nam và trẻ nữ. Cụ thể là:

Đối với trẻ nữ (thường sau 12 tuổi):

  • Núm vú tiếp tục phát triển, nở ra
  • Lông mu mọc dày và xoăn hơn
  • Bắt đầu hình thành lông nách
  • Mụn bắt đầu xuất hiện ở mặt hoặc vùng lưng
  • Giai đoạn này tăng chiều cao nhanh nhất (có thể khoảng hơn 8cm mỗi năm)
  • Hông và đùi bắt đầu tích mỡ

Đối với trẻ nam (thường sau 13 tuổi):

  • Dương vật dài ra, tinh hoàn lớn hơn
  • Mô vú có thể đã bắt đầu hình thành dưới núm vú (đây là điều bình thường với trẻ nam trong độ tuổi thiếu niên và một vài năm sau sẽ biến mất)
  • Mộng tinh lúc ngủ
  • Giọng nói bắt đầu thay đổi, hạ từ tông cao xuống tông giọng trầm
  • Cơ bắp nở to ra
  • Tăng chiều cao có thể đến hơn 8cm mỗi năm

Giai đoạn Tanner 4

Giai đoạn Tanner 4 là giai đoạn xảy ra những sự thay đổi mạnh mẽ nhất ở trẻ. Ở trẻ nữ sẽ bắt đầu lúc khoảng 13 tuổi và trẻ nam từ khoảng 14 tuổi. Thay đổi cơ thể bao gồm:

Đối với trẻ nữ:

  • Vú có hình dạng đầy đặn hơn.
  • Rất nhiều trẻ nữ có kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
  • Tốc độ tăng chiều cao giảm xuống, có thể không tăng nhanh như giai đoạn 3.
  • Lông mu tiếp tục dày hơn nữa.

Đối với trẻ nam:

  • Dương vật, tinh hoàn và bìu tiếp tục to lên, màu da bìu sẫm hơn.
  • Lông nách bắt đầu mọc.
  • Giọng trầm trở thành đặc trưng và vĩnh viễn.
  • Xuất hiện mụn trứng cá.

Giai đoạn Tanner 5

Đây là giai đoạn cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quá trình trưởng thành cơ thể của trẻ.

Đối với trẻ nữ:

  • Vú đạt kích cỡ và hình dạng gần như trưởng thành, dù vẫn có thể thay đổi đến khi 18 tuổi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu đều đặn hơn sau 6 tháng – 2 năm.
  • Đạt được chiều cao trưởng thành sau 1 năm – 2 năm tính từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
  • Phần lông mu dầy hơn và đến tận vùng đùi phía trong.
  • Bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản phát triển đầy đủ.
  • Mông, đùi, hông trở nên đầy đặn.

Đối với trẻ nam:

  • Dương vật, tinh hoàn và bìu đạt đến kích cỡ của người trưởng thành.
  • Lông mu phần gốc dương vật dài và có thể chạm đến vùng đùi.
  • Râu bắt đầu phát triển và mọc dài.
  • Việc tăng chiều cao có thể chậm hơn trước, nhưng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển.
  • Đa phần đến 18 tuổi, các trẻ nam thường đạt đỉnh điểm tăng trưởng.
Có thể bạn quan tâm: 5 Bí quyết giúp cha mẹ làm bạn với con dễ dàng hơn

2Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dậy thì sớm ở trẻ

Hầu hết dậy thì sớm ở bé chỉ đơn thuần là sự phát triển trước thời hạn. Tuy nhiên, đôi khi lại là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Một số dạng dậy thì điển hình và là nguyên nhân gây ra các biến đổi đó bao gồm:

  • Dậy thì sớm trung ương xảy ra là do sự trưởng thành sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Dậy thì sớm ở bé gái sẽ gặp nhiều hơn bé trai.
Xem thêm  Cách nấu chè thập cẩm 3 miền ngon chuẩn vị

Có đến 80% – 90% trẻ dậy thì sớm trung ương không tìm ra nguyên nhân gây bệnh, 10% – 20% là do tổn thương hệ thần kinh trung ương. Do đó, ngay cả khi không có bất thường về thần kinh qua khám lâm sàng thì bác sĩ vẫn khuyến cáo ba mẹ nên cho trẻ chụp MRI não để kiểm tra.

  • Dậy thì sớm ngoại vi thường do các hoocmon sinh dục có sự tăng tiết quá mức. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại biên ở bé gái thường do nang và u buồng trứng. Ở bé trai là do u tế bào mầm tiết hCG hoặc u tế bào leydig.

Nhiều bệnh lý dẫn đến việc gia tăng sản xuất estrogen và testosteron gồm: Khối u ở tuyến thượng thận, tăng sản thượng thận bẩm sinh, hội chứng McCune-Albright, tiếp xúc với các hoocmon sinh dục ngoại sinh như bôi kem hoặc thuốc mỡ, u nang buồng trứng, khối u buồng trứng,…

4Dậy thì sớm ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Dậy thì sớm ở trẻ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và cả ảnh hưởng đến tâm lý. Những ảnh hưởng bao gồm:

  • Phát triển chiều cao bị hạn chế: đối với trẻ dậy thì sớm, lúc đầu có thể phát triển nhanh và cao so với các bạn cùng độ tuổi. Tuy nhiên, bởi vì xương phát triển nhanh hơn bình thường nên thường ngừng rất sớm. Điều này có thể làm cho trẻ bị dậy thì sớm thấp hơn các bạn khi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng về tâm lý: trẻ thường lo sợ, tự ti do phát triển sớm, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm, sống khép kín, để lại di chứng tâm lý khi trưởng thành.
  • Nhu cầu sinh lý xuất hiện sớm: việc tăng trưởng của các hoocmon khiến ham muốn tình dục ở trẻ được hình thành, trong khi chưa kịp trang bị cho trẻ kiến thức về quan hệ tình dục an toàn, trẻ có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm gây ra các vấn đề về tâm lý ở trẻ

5Phương pháp điều trị dậy thì sớm ở trẻ

Đối với dậy thì sớm trung ương:

Hiện nay, hợp chất tương tự như hoocmon GnRH là liệu pháp điều trị dậy thì sớm chuẩn xác. Chất này có tác dụng làm ức chế việc tiết hoocmon của tuyến yên, được sử dụng bằng nhiều cách như: tiêm bắp mỗi tháng/lần, tiêm dưới da mỗi ngày hoặc dạng tuyp nhỏ cấy dưới da phía mặt trong cánh tay, từ đó sẽ giải phóng dần vào cơ thể. Ngoài ra, còn có dạng thuốc xịt vào mũi, dùng hàng ngày, nhưng ít phổ biến.

Như trình bày, hợp chất tương tự GnRH có tác dụng khá tốt trong việc điều trị dậy thì sớm ở trẻ. Trong những tháng đầu điều trị, những dấu hiệu dậy thì có thể xuất hiện rõ rệt hơn ở trẻ. Tuy nhiên, những dấu hiệu đó sẽ biến mất. Theo như nghiên cứu, ngực của các bé gái sẽ thu nhỏ lại sau 6 tháng – 12 tháng điều trị. Ở một số trường hợp phần vú nhô to gần như biến mất hoàn toàn.

Các tác dụng phụ xảy ra di hợp chất tương tự GnRH thường khá nhẹ như: đau đầu, nóng bừng mặt, áp-xe tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, những chất này thường không ảnh hưởng lâu dài.

Ngoài ra, một số biện pháp khác điều trị dậy thì sớm trung ương như:

  • Tiêm progestin: đây cũng được xem là biện pháp điều trị chuẩn cho dậy thì sớm trung ương. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng kém hơn so với hợp chất tương tự GnRH.
  • Các biện pháp khác: có thể cần phải phẫu thuật hoặc xạ trị nếu dậy thì sớm được kích hoạt do khối u ở não.

Một vài nghiên cứu cho rằng những biện pháp này sẽ không có tác dụng khi trẻ lớn hơn 11 tuổi. Tuy việc điều trị dậy thì sớm trung ương mang lại hiệu quả khá tốt nhưng không áp dụng cho mọi trẻ em. Bên dưới là một số điều bác sĩ sẽ phải cân nhắc.

  • Thời điểm kể từ lúc chẩn đoán: bác sĩ có thể sẽ phải đợi đến 6 tháng trước khi quyết định điều trị cho trẻ. Do ở một số trẻ các triệu chứng dậy thì sớm có dấu hiệu chậm lại hoặc tự chấm dứt. Lúc này không cần phải điều trị.
  • Độ tuổi của trẻ:bác sĩ khuyến cáo trẻ dậy thì sớm càng nhỏ tuổi thì càng phải điều trị.
  • Tốc độ phát triển: Nếu một trẻ gái có dấu hiệu phát triển phần ngực nhưng quá trình này xảy ra chậm, bác sĩ có thể khuyến cáo sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tốc độ phát triển của trẻ quá nhanh, thậm chí nhanh hơn cả trẻ lớn thì cần thiết phải điều trị.
  • Chiều cao hiện tại: nếu không được điều trị, trẻ bị dậy thì sớm trung ương sẽ đạt đến chiều cao trung bình như người lớn. Tuy nhiên, ở một số trẻ có nguy cơ bị lùn khi trưởng thành
  • Sự trưởng thành về mặt cảm xúc: điều này có liên quan tới độ tuổi, nhưng đó là một vấn đề riêng biệt. Một vài trẻ khi đến tuổi dậy thì sẽ có khoảng thời gian khó khăn do thay đổi về thể chất và cảm xúc. Ví dụ như một số trẻ gái sẽ cảm thấy bối rối hoặc sợ hãi khi lần đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện.
Xem thêm  Có nên cho bé uống sữa óc chó, bao nhiêu tuổi thì uống được?

Đối với dậy thì sớm ngoại biên:

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Trong một số trường hợp, cần thiết phải phẫu thuật cho trẻ để loại bỏ khối u khỏi buồng trứng hay tinh hoàn. Đôi khi thuốc điều trị cũng sẽ có tác dụng tốt.

Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ tư vấn giai đoạn vàng để tăng chiều cao cho bé

6Ba mẹ nên làm gì khi con dậy thì sớm?

Ba mẹ nên thường xuyên tâm sự cùng con

Ba mẹ nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ cùng con để vượt qua giai đoạn khó khăn này

Nếu ba mẹ nghĩ rằng con có những dấu hiệu của dậy thì sớm, cần tìm được bác sĩ hoặc một chuyên gia trong ngành. Sau đó, ba mẹ cần phải nói về những vấn đề gặp phải khi cơ thể trẻ thay đổi, giúp trẻ chủ động và sẵn sàng đón nhận những thay đổi này. Ba mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và giúp trẻ an tâm.

Quan trọng nhất là ba mẹ nên trao đổi thẳng thắn tình trạng của con và giải thích rằng điều đó hoàn toàn bình thường. Ba mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng dậy thì sớm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể can thiệp được.

Ngoài ra, ba mẹ và người thân tránh đưa ra những nhận xét về ngoại hình của trẻ.

7Cách phòng ngừa dậy thì sớm

Dậy thì sớm ở trẻ

Ba mẹ cần cung cấp cho con chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất

Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ, ba mẹ nên cho trẻ duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học. Những cách phòng ngừa hiệu quả như:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: thực đơn dinh dưỡng cho trẻ cần đầy đủ các nhóm chất giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên. Ba mẹ nên chọn lọc thực phẩm kỹ lưỡng, chọn những nguồn thực phẩm tươi mới, không chứa chất biến đổi gen. Ngoài ra, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng đồ ăn nhanh, các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, lượng đường cao.
  • Tích cực vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao cho trẻ. Các bộ môn như đá bóng, chạy, bơi lội, nhảy dây,… giúp trẻ cải thiện thể lực, giải phóng năng lượng, hỗ trợ phát triển tầm vóc và sức khỏe xương.
  • Thận trọng khi cho trẻ tiếp xúc với các loại mỹ phẩm hoặc thuốc có estrogen và testosterone, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hoocmon sinh dục.
Xem thêm:

  • 13 Điều quan trọng trong cách dạy con mà cha mẹ nên biết
  • Mách ba mẹ 9 cách xử lý hiệu quả khi trẻ con đánh nhau
  • Top 100 trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến giúp phát triển thể chất cho bé

8Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Dậy thì sớm đang có xu hướng ngày càng tăng trong những năm trở lại đây. Nếu có con gặp phải dấu hiệu dậy thì sớm, ba mẹ nên nhanh chóng đưa con đến những bệnh viện lớn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, ba mẹ cần dành nhiều thời gian chia sẻ để con có thể bớt áp lực, căng thẳng, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngọc Hà tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dậy thì sớm có ảnh hưởng như thế nào? Khi nào nên cho con đến bác sĩ? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận