Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em tại nhà đúng cách

Bạn đang xem bài viết: Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em tại nhà đúng cách tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viêm da cơ địa ở trẻ em hay còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, xuất hiện rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Cùng chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi tìm hiểu những nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sẽ giúp bố mẹ phòng và điều trị tốt hơn !

1 Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em?

Di truyền

Bệnh viêm da cơ địa ở bé chủ yếu do di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm da cơ địa thì có khả năng mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ mắc một trong số bệnh như viêm mũi dị ứng ở trẻ em, hen phế quản dị ứng thì tỷ lệ bị viêm da cơ địa ở trẻ cũng trở nên cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu dị ứng ở trẻ em mà ba mẹ cần để ý
Viêm da cơ địa ở trẻ em chủ yếu do di truyền

Viêm da cơ địa ở trẻ em chủ yếu do di truyền

Hoá chất và các chất tẩy rửa mạnh

Trẻ có làn da mỏng manh và yếu ớt hơn người lớn rất nhiều do đó khi tiết xúc với những hoá chất tạo mùi, hoá chất có trong các sản phảm tẩy rửa như nước rửa chén, xà bông, xà phòng tắm,… có thể khiến làn da nhạy cảm của trẻ bị dị ứng từ đó gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em.

Dị ứng

Các tác nhân như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa,… có thể khiến cho da bé bị viêm da kích ứng. Vì thế việc vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thường xuyên để bảo vệ làn da cũng như sức khoẻ của trẻ là điều rất cần thiết. Môi trường sống mát mẻ, độ ẩm dễ chịu giúp viêm da cơ địa giảm khô, ngứa, bong tróc.

2 Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ em

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khá đa dạng, mỗi trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có những dấu hiệu đặc trứng dưới đây giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết:

  • Giai đoạn cấp tính: Trẻ bị nổi mẩn đỏ và xuất hiện những tổn thương thường thấy là mụn nước bị dập vỡ trên nền da dát đỏ, có rỉ dịch và đóng thành vảy tiết. Chủ yếu các tổn thương này thường gặp ở các bị trí như trán, má và cằm của bé. Một số trường hợp nặng hơn có thể nổi trên thân mình và các chi của trẻ.
  • Giai đoạn bán cấp: Chuyển sang giai đoạn bán cấp các triệu chứng sẽ biểu hiện nhẹ hơn, các dát sần tập trung thành từng mảng hoặc nằm rải rác, ứ nhiều dịch và có phù nề kèm theo ngứa.

  • Giai đoạn mãn tính: Các tổn thương trở nên dày và khô, các vết nứt da gây đau và có những nếp gấp lớn như lòng bàn tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân,… tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm. Theo đó, các tình trạng kèm theo của viêm da cơ địa ở bé như hen suyễn và dị ứng, bệnh vảy cả, lo lắng và mất ngủ do trẻ thường xuyên cào gãi gây nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm: Biểu hiện của mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ em ở giai đoạn cấp tính

Viêm da cơ địa ở trẻ em ở giai đoạn cấp tính

Xem thêm  Top 5 Dịch vụ cho thuê xe tự lái Bạc Liêu giá rẻ ô tô du lịch 4 7 16 chỗ

3 Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em như thế nào?

Chữa viêm da cơ địa trẻ em theo dân gian

  • Dùng lá khế: Lá khế từ lâu đã được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc và chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Sử dụng lá khế trong điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh cũng như viêm da cơ địa ở bé giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Có thể bạn quan tâm: Cách điều trị cho trẻ bị nổi mẩn đỏ cực kỳ hiệu quả
  • Sử dụng lá đơn đỏ: Theo y học cổ truyền, đây là một vị thuốc có tính mát, vị đắng, với tác dụng giải nhiệt giải độc, giảm đau tiêu viêm. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt chất tự nhiên có trong lá đơn đỏ như tanin, saponin, coumarin, flavonoid có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, ức chế vi khuẩn phát triển gây ra bệnh viêm da cơ địa ở bé.
  • Dùng lá đinh lăng: Đây cũng là một vị thuốc quý trong dân gian với các tác dụng giải đọc, giảm đau, chống dị ứng. Loại lá này thường được sử dụng để chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả.
  • Cách trị từ mật ong: Trong mật ong có nhiều hoạt chất giúp chống viêm, giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm và cân bằng độ pH cho da. Đồng thời, sử dụng mật ong điều trị các bệnh viêm da cơ địa giúp phục hồi phần da bị tổn thương nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: Cách trị hăm cho bé hiệu quả theo phương pháp dân gian
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bằng lá khế

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bằng lá khế

Chữa viêm da cơ địa trẻ em theo cách khác

  • Điều trị viêm da cơ địa ở bé bằng Tây Y: Phương pháp này chủ yếu tập trung vào mục đích làm dịu da, chống khô da và ngừa viêm. Sử dụng một trong hai đường là đường uống và thuốc bôi. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà bác sĩ chỉ định để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng Đông y: Trong Đông y, viêm da cơ địa xuất phát từ nguyên nhân suy giảm chức năng của thận, khí huyết lưu thông kém, viêm nhiễm. Theo đó cách điều trị sẽ tập trung vào quá trình giải độc và tăng cường chức năng các cơ quan nội tạng từ thảo mộc thiên nhiên. Đây được xem là phương pháp hiệu quả, an toàn và lành tính.
Xem thêm  Mách mẹ cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh hết ráy tai bảo đảm an toàn

4 Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ nếu không được chữa trị tốt sẽ có những biến chứng từ nặng đến nhẹ. Nguy hiểm hơn, khi không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời trẻ có thể thấy khó chịu, quấy khóc vì ngứa, ảnh hưởng đến giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khoẻ về sau.

Nhiều trẻ bị viêm da cơ địa bỏ ăn, kén ăn, tại phần da bị viêm có thể gây bội nhiễm với các vi khuẩn, virus, nấm,…làm tình trạng diến biến nặng hơn. Với những trẻ lớn hơn, viêm da cơ địa có thể trở thành khuyết điểm khiến trẻ tự ti khi bị trêu chọc khi trẻ nghĩ mình khác biết các bạn khác.

Tuy đây là bệnh không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tình mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể tái phát lại nhiều lần và để lại sẹo. Theo thống kê, một nửa trẻ bị viêm da cơ địa có thể phát triển thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô vào năm 13 tuổi.

Có thể bạn quan tâm: Viêm da cơ địa có thể gây ra bệnh chốc lở ở trẻ em

5 Cách chăm sóc khi bé bị viêm da cơ địa

Mục đích của việc chăm sóc da đúng cách

  • Trẻ được cải thiện các triệu chứng ngứa, giảm viêm
  • Dương ẩm cho da đầy đủ và tái tạo lại nước cho da
  • Bảo vệ làn da khỏi các tác nhân bên ngoài
  • Phòng và điều trị nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc làn da khi trẻ sơ sinh nổi mụn nước
Chăm sóc da đúng cách giúp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em

Chăm sóc da đúng cách giúp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em

Kiểm soát ngứa cho trẻ

Bệnh viêm da cơ địa gây ngứa khiến trẻ gãi nhiều hơn từ đó làm cho bệnh trở nên nặng và thậm chí gây ra nhiễm trùng. Để giúp trẻ kiểm soát cơn ngứa có thể sử dụng một số cách sau đây:

  • Làm ẩm da bằng cách đắp ẩm và sử dụng khăn ướt đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tay trẻ và không để móng tay dài ra.
  • Giảm bớt sự chú ý của trẻ khi trẻ đàn ngứa và gãi nhiều bằng cách đánh lạc hướng như chơi trò chơi, xem TV,…
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sỹ.

Dưỡng ẩm cho da

Sử dụng kem dưỡng cho bé thường xuyên giúp da ít gây kích ứng khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh ngay cả khi đã hết. Khi dưỡng nên bôi kem toàn thân chứ không chỉ riêng phần da bị tổn thương. Nếu được bác sỹ chỉ định bôi thuốc thì nên bôi thuốc trước khi thoa kem dưỡng để dẩm bảo cho thuốc ngấm vào da.

Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bố mẹ có thể cho trẻ bôi kem dưỡng nhiều hay ít. Lưu ý thêm cho bố mẹ khi cho bôi kem dưỡng cho con là cần sử dụng dụng cụ sạch để lấy ra lượng vừa đủ, tránh làm bẩn lượng kem còn lại.

Sử dụng kem dưỡng da thường xuyên giúp hạn chế tối đa viêm da cơ địa ở trẻ em

Sử dụng kem dưỡng da thường xuyên giúp hạn chế tối đa viêm da cơ địa ở trẻ em

Xem thêm  Bỏ túi 4 mẹo tẩy lông nách bằng trứng gà vừa sạch vừa không đau rát

Cách tắm cho trẻ

Tắm cho trẻ đúng cách sẽ giúp làn da của bé sạch sẽ, ngăn ngừa những tác nhân bên ngoài gây viêm nhiễm. Theo đó, bố mẹ không nên sử dụng nước quá nóng cho con tắm mà chỉ nên dùng nước ấm (không quá 30 độ C hoặc mát hơn tuỳ thuộc thời tiết).

Nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh thay vì xà phòng do xà phòng có thể gây khô da ở trẻ. Cho trẻ ngâm trong chậu hoặc bồn tắm được pha sẵn sữa tắm trong 15 – 30 phút để tăng cường cấp ẩm cho da. Thời điểm lý tưởng để tăm cho trẻ là 2 giờ trước khi ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Có thể bạn quan tâm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và thoài mái nhất cho con yêu

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ

Nếu trẻ bị viêm da quanh miệng liên quan đến thức ăn hoặc nước bọt thì vùng da quanh miệng cần được vệ sinh sạch bằng khăn mềm và ướt, sau đó bôi một lớp kem dưỡng ẩm.Quần áo cho trẻ nên lựa chọn chất liệu cotton mềm mại, nhãn mác nên được loại bỏ để tránh cọ xát vào da.Chăn sử dụng cho trẻ nên chọn một tấm chăn bông hoặc cotton nhằm tránh làm cho da trẻ quá nóng.Tránh các chất dễ gây kích ứng cho da (chất tẩy rửa, xà phòng,…) và các yếu tố làm bệnh của trẻ nặng lên.Trẻ nên được sống trong môi trường thoáng mát cả ngày lẫn đêm (hạn chế lò sưởi, quạt sưởi,…).Trẻ cần đi khám ngay nếu không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc có biểu hiện nhiễm trùng (vùng da tổn thương nứt, chảy nước,…)

6 Viêm da cơ địa ở trẻ em nên khám ở đâu?

Bệnh viện da liễu TPHCM

Địa chỉ khám: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM

Giờ làm việc:

  • Thứ 2 – Thứ 6: Sáng 6h-7h, Trưa 11h-12h, chiều 16h-18h20
  • Thứ 7: sáng 7h20-11h, chiều 13h-18h20
  • Chủ nhật: 7h20-11h, chiều 13h-15h

Giá tham khảo:

  • Dịch vụ khám thường: 80.000đ
  • Dịch vụ khám VIP: 300.000đ.

(Đặt hẹn khám trước qua website của bệnh viện sẽ giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể thời gian khám).

Bệnh viện Đại học Y dược I

Địa chỉ khám: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Giờ làm việc:

  • Thứ 2 – Thứ 6: 6h20-16h20
  • Thứ 7: 6h20-12h00

Giá tham khảo: Tùy dịch vụ khám bệnh

Phòng khám Nhi Nancy

Địa chỉ khám: 461 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giờ làm việc:

  • Thứ 2 – Thứ 7: 7h20-19h20 (khám trong giờ)
  • Từ Thứ 2 – Thứ 7: 19h20-6h00 sáng hôm sau (khám ngoài giờ)
  • Chủ nhật: 12h trưa-6h sáng hôm sau (khám ngoài giờ)
  • Ngày lễ và ngày tết: 7h20 sáng-19h20 (khám ngoài giờ)

Giá tham khảo:

Khám trong giờ:

  • Khám bệnh tổng quát (thẻ thành viên): 120.000
  • Khám bệnh tổng quát: 140.000
  • Khám trẻ em nước ngoài: 400.000
  • Khám ngoài giờ, lễ tết: 160.000

7 Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn”

Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa về viêm da cơ địa ở trẻ em. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có kết quả điều trị tốt nhất.

Vân Anh tổng hợp

Nhật Quang đã kiểm duyệt

Xem thêm:

  • 12 phòng khám tai mũi họng ở Vinh cha mẹ nên biết
  • Những điều cần lưu ý khi chọn bác sĩ Nhi khoa cho bé
  • 6 Phòng khám đa khoa quận 7 uy tín được nhiều ba mẹ đánh giá cao

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em tại nhà đúng cách của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận