Không thực hiện được thử thách đứng bằng 1 chân trong 20 giây có sao không?

Mới đây, cư dân mạng thực hiện sôi nổi thử thách đứng bằng 1 chân trong 20 giây để kiểm tra khả năng đột quỵ. Vậy thực hư về thử thách này là như thế nào?

Sau sự ra đi đột ngột của một danh hài nổi tiếng. Tối qua, nhiều trang mạng xã hội chia sẻ về thử thách Nhắm mắt, đứng bằng một chân để kiểm tra khả năng bị đột quỵ. Vậy thử thách này bắt nguồn từ đâu và thử thách này có thật sự hiệu quả hay không?

  • Cách nhận biết đột quỵ nhanh nhất mà ai cũng có thể làm tại nhà

Không thực hiện được thử thách đứng bằng 1 chân trong 20 giây có sao không?

Chưa thể khẳng định 100% khả năng đột quỵ qua thử thách này

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Thắng – chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, thử thách này có tên gọi One Leg Challenge và được tiến sỹ Yasuharu Tabara (Nhật Bản) nghiên cứu và công bố trên tạp chí Stroke Journal (2014).

Xem thêm  Bật mí nguyên nhân khó thụ thai - Để sớm có "baby", bạn nên lưu ý

Thử thách này được nghiên cứu trên 1387 người ở độ tuổi trung bình là 67 tuổi, kết quả cho thấy hơn 95% người không đứng quá 20 giây, những người này đã được kiểm tra chụp cộng hưởng và được phát hiện có hơn 50% xuất hiện 1 – 2 tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não và khoảng 45% có 1 – 2 điểm bị chảy máu ít trong não.

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam nói về thử thách đứng 1 chân

“Về mặt khoa học, các tổn thương do mạch máu nhỏ này chưa thể được xem là đột quỵ não thật sự mà chỉ đơn thuần phản ánh tình trạng xơ vữa mạch máu nhỏ, mà gần như không thể tránh khỏi khi con người trên 60 tuổi, đặc biệt nếu đi kèm với bệnh nền tăng huyết áp hay đái tháo đường.

Đột quỵ

Để giữ được thăng bằng, chúng ta cần não, hệ thống thị giác và cả hệ cơ xương khớp. Theo y văn, có đến 1/3 người trên 65 tuổi có thể bị té ngã do mất thăng bằng, nguyên nhân do mắc phải một hay nhiều khiếm khuyết về mặt chức năng não, thị giác hoặc xương khớp. Ngoài ra trọng lượng cơ thể và sự tập luyện cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng này“, giáo sư Thắng cho biết.

Xem thêm  Những chất mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc càng ít càng tốt cho thai nhi

Giáo sư Thắng cũng cho biết, khảo sát trên chỉ thực hiện trên một nhóm dân số lớn tuổi ở Nhật Bản và hầu hết những người này đều có bệnh nền (tiểu đường, cao huyết áp,…) nên không thể kết luận chính xác được. Cần phải khảo sát thêm nhóm đối tượng khác để đưa ra khuyến cáo.

Các động tác trên chỉ giúp hỗ trợ, không thay thế các phương pháp điều trị. Do đó, nếu gặp các dấu hiệu đột quỵ thì cần đến ngay bệnh viện để được chuẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.

Vì vậy, nếu không thực hiện được thử thách đứng thăng bằng một chân thì cũng đừng vội kết luận rằng bạn đang có nguy cơ đột quỵ.

Nguồn: Tạp chí Stroke Journal

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Viết một bình luận