Làm ba lần đầu – Bạn cần chuẩn bị những gì để chào đón con yêu ?

Bạn đang xem bài viết: Làm ba lần đầu – Bạn cần chuẩn bị những gì để chào đón con yêu ? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mỗi đứa con ra đời đều mang đến cảm xúc đặc biệt cho những người làm cha mẹ. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần được quan tâm nhiều hơn cả. Vậy nhưng, bố cũng đừng quên chuẩn bị trước mọi thứ để chào đón bé yêu của gia đình. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã tổng hợp danh sách những việc mà bố cần làm. Hi vọng điều này sẽ giúp các ông bố không còn bối rối trong việc chăm sóc mẹ và bé.

Với những ông bố, dù đã chào đón đứa con đầu lòng hay làm bố lần thứ hai, thứ ba thì tâm trạng đều như nhau. Sự “luống cuống tay chân” trong lúc vợ sinh cho đến khi chăm sóc con là điều không thể tránh khỏi. Nếu bố chưa thể tự chuẩn bị sẵn sàng cho việc đón bé ra đời thì tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia là điều nên làm.

Có thể bạn quan tâm: 13 Điều quan trọng trong cách dạy con mà cha mẹ nên biết

1 Chuẩn bị cho sự ra đời của bé

Nghĩ về việc có một thành viên mới trong nhà có thể rất phấn khích nhưng cũng gây nên nỗi sợ và lo lắng ở người bố. Hiện nay, có nhiều cách để bố có thể chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối với việc ra đời của con, như:

  • Đến một lớp tập huấn trước sinh dành cho các ông bố
  • Trò chuyện với người mẹ nhiều hơn để hiểu về cơn đau trong quá trình sinh nở
  • Học cách xoa bóp và giảm căng thẳng cho người bạn đời, người mẹ của con
  • Tìm hiểu và tham khảo các bệnh viện, trung tâm y tế dự định sinh.
  • Tìm tuyến đường tốt nhất để đến bệnh viện dự sinh
  • Lưu các số điện thoại quan trọng như số của bác sĩ phụ sản, số của người thân trong gia đình.
  • Nếu có một đứa con trước đó, bố cũng cần sắp xếp người chăm sóc cho con khi em bé khác ra đời
  • Lập danh sách gia đình và bạn bè để thông báo khi em bé được sinh ra.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí 7 kiểu nuôi dạy con cái. Bạn đang là cha mẹ kiểu nào?
Bố có thể cùng mẹ tham gia lớp tập huấn trước sinh. Nguồn ảnh: freepik.

Bố có thể cùng mẹ tham gia lớp tập huấn trước sinh. Nguồn ảnh: freepik

Ở các lớp tập huấn trước sinh dành cho các cặp đôi, bố nên tham gia để hỗ trợ và hoạt động cùng mẹ. Những người phụ nữ trong thời kỳ mang thai luôn cần nhận được sự giúp đỡ cần thiết từ người bố của con mình. Thậm chí, bố cũng có thể tham gia vào quá trình sinh nở. Ví dụ như vào phòng sinh, cổ vũ người mẹ hoặc giúp mẹ thư giãn khi lên bàn sinh. Với sự cho phép của bác sĩ, bố có thể bế em bé và da kề da với bé ngay sau khi sinh.

Có thể bạn quan tâm: Bất đồng trong nuôi dạy con cái – Gợi ý 5 cách giúp cha mẹ hoá giải hiệu quả

Tại các lớp học trước sinh, bố sẽ được tìm hiểu về từng giai đoạn chuyển dạ, cảm giác của người mẹ cũng như những hành động thường làm và cách để giúp người mẹ tập thở, thư giãn. Nhìn chung, các lớp học này cũng giúp bố giảm bớt căng thẳng khi có con.

Xem thêm  8 bộ phận trên cơ thể giúp bạn nhận biết dấu hiệu tuổi tác

Một số cách mà bố có thể thực hiện khi người mẹ vào phòng sinh:

  • Đồng hành cùng mẹ: Chuyển dạ luôn là một giai đoạn vất vả, mệt mỏi mà người mẹ luôn mong muốn có thành viên gia đình ở bên. Bố có thể là người đồng hành cùng mẹ để hỗ trợ khi cần thư giãn, cần ăn hoặc uống nước trong quá trình sinh con.
  • Có mặt và động viên: Nhiều người bố vụng về hoặc không sẵn sàng để cùng mẹ trải qua quá trình chuyển dạ. Vậy thì cách tốt nhất sẽ là ở bên cạnh và động viên người mẹ cũng như sẵn sàng hỏi bác sĩ về việc mà bố có thể làm. Lúc này, sẽ cần thêm một người thân hoặc y tá chăm sóc ở bên cạnh để đảm bảo giúp cho người mẹ sinh nở thuận lợi.
  • Cổ vũ người mẹ khi sinh: Nhiều cặp đôi lựa chọn phương án này. Người bố có thể vào phòng sinh, nắm tay, xoa lưng cho mẹ hoặc quay video về quá trình sinh con, tự tay cắt dây rốn cho con.
  • Chờ ở ngoài: Có nhiều trường hợp người mẹ không muốn bố của em bé vào phòng sinh vì có thể khiến tâm trạng mẹ trở nên căng thẳng và sinh nở khó khăn hơn. Vậy nên việc tốt nhất bố có thể làm là chờ bên ngoài phòng sinh.

Dù vậy, đối với hầu hết các ông bố, ở bên người bạn đời trong quá trình sinh con là một lựa chọn tốt. Trong một nghiên cứu cho thấy, 81% các ông bố nói rằng trải nghiệm khi con đến với thế giới này thực sự rất đặc biệt.

Bài viết liên quan: 10 cách đơn giản giúp mẹ bầu luôn giữ được tâm trạng hạnh phúc

2 Chuẩn bị tài chính đầy đủ

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ sẽ có thu nhập ít hơn. Để giúp mẹ giảm căng thẳng, bố có thể tự tay chuẩn bị những đồ dùng cần thiết và những vấn đề khác liên quan trực tiếp đến em bé. Ví dụ như:

  • Cùng mẹ mua sắm các vật dụng như nôi cũi, những vật cần chi số tiền lớn như máy hút sữa, máy hâm sữa, đồ sơ sinh,…
  • Thuê bảo mẫu hoặc người giúp việc nếu cần thiết
Chuẩn bị tài chính và hoạch định tương lai khi có con là điều bố nên làm. Nguồn ảnh: freepik

Chuẩn bị tài chính và hoạch định tương lai khi có con là điều bố nên làm. Nguồn ảnh: freepik

Xem thêm  10 Shop mỹ phẩm xách tay uy tín tại Hà Nội

Ngoài ra, đây cũng là lúc mà bố cần lập kế hoạch cho tương lai.

  • Khi có con, bố có thể xem xét vấn đề xin nghỉ phép nếu công việc có thể
  • Mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản cho người mẹ trước và trong thời kỳ mang thai
  • Tham khảo cách hoạch định tài chính cho gia đình và bàn bạc với người mẹ về việc chi tiêu khoa học, phù hợp nhất
  • Chuẩn bị quỹ dự phòng cho việc nuôi con
Có thể bạn quan tâm: Cách dạy con của người phương Tây có tốt không? Có gì ưu việt?

3 Học cách chăm sóc và kết nối với em bé

Bất kỳ người bố nào cũng sẽ mong muốn con mình được nuôi dạy đầy đủ và có những đức tính tốt. Vậy thì điều bố có thể làm chính là:

  • Tham dự các lớp học về nuôi dạy con cái cùng với mẹ
  • Tìm hiểu cách cho bé uống sữa, ăn dặm cũng như cách trò chuyện với bé
  • Học cách thay tã và bế con để mẹ có thể nghỉ ngơi.
  • Chọn những cuốn sách yêu thích từ thời thơ ấu để đọc cho em bé.
  • Tìm hiểu về việc thăm khám sức khỏe cho em bé.
  • Đọc và tìm hiểu về sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từng độ tuổi.
Bố học cách chăm sóc và kết nối với bé. Nguồn ảnh: freepik

Bố học cách chăm sóc và kết nối với bé. Nguồn ảnh: freepik

Có thể bạn quan tâm: 8 đặc điểm của phong cách nuôi dạy con cái độc đoán

4 Quan tâm đến người bạn đời – người mẹ của con

Sau khi sinh, cơ thể cũng như tâm lý của người mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Việc sinh thường hay sinh mổ đều có thể gây đau, chảy máu trong nhiều tuần. Nếu gặp biến chứng sau sinh như tiểu buốt, tiểu són hay táo bón, trĩ, căng tức ngực,… thì quá trình hồi phục cũng cần thời gian nhất định. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Lúc này, người bố có thể:

  • Giúp đỡ bạn đời bằng cách làm những việc nặng trong gia đình như: đi chợ, giặt đồ, nấu nướng,…
  • Kiên nhẫn khi tiếp xúc cơ thể người mẹ. Có thể sẽ mất từ ​​4 đến 6 tuần để vết thương mổ hoặc vết rạch âm đạo lành hoàn toàn. Thậm chí, một số người mẹ chưa sẵn sàng để quan hệ tình dục sau khi sinh. Bố hãy thể hiện tình cảm với mẹ bằng nụ hôn và những cái ôm.

Bên cạnh đó, việc cho con bú cũng không phải là chuyện nhẹ nhàng. Mặc dù nhu cầu bú mẹ của trẻ có vẻ như rất tự nhiên nhưng nhiều mẹ lại gặp khó khăn trong việc này. Trẻ có thể bú kém trong giai đoạn sơ sinh. Mẹ cũng có nguy cơ tắc sữa, nứt núm vú khi bé học cách ngậm ti. Em bé cần ăn thường xuyên với tần suất 2 – 3 tiếng/ lần nên mẹ cũng không được ngủ nhiều. Việc mà bố có thể giúp mẹ gồm:

  • Giúp người mẹ thư giãn hoặc ngủ khi em bé ngủ.
  • Làm tốt công việc ban ngày và giúp mẹ thay tã cho bé vào ban đêm
  • Rửa sạch máy hút sữa, bình sữa cho bé để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Có thể bạn quan tâm: Cách dạy con ương bướng của người Nhật, ba mẹ Việt nên thử áp dụng
Bố nên quan tâm đến tinh thần và sức khỏe của mẹ. Nguồn ảnh: freepik

Bố nên quan tâm đến tinh thần và sức khỏe của mẹ. Nguồn ảnh: freepik

Xem thêm  Các loại hạt tốt cho bà bầu siêu giàu dưỡng chất

Một số người mới làm mẹ có triệu chứng buồn bã, lo lắng. Cảm thấy lo lắng hoặc xuống tinh thần có thể rất bình thường trong quá trình thích nghi với thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, nếu những cảm giác này trở nên tồi tệ, nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn vài tuần, mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh và cần được tư vấn bởi bác sĩ. Vậy thì người bố có thể làm gì?

  • Nếu nhận thấy mẹ đang mệt mỏi, buồn bã, bố nên hỏi và trò chuyện về cảm giác của mẹ ngay lúc đó.
  • Trông em bé và khuyến khích người bạn đời nghỉ ngơi hoặc ra ngoài một khoảng thời gian ngắn.
  • Nếu người mẹ có các triệu chứng trầm cảm sau sinh, hãy khuyến khích mẹ tìm đến các chuyên gia để được giúp đỡ.
Xem thêm:

  • Bột ngọt có an toàn cho phụ nữ mang thai?
  • 12 loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ – mẹ bầu cần tránh
  • Ăn mặn có gây nguy hiểm cho bà bầu?

Kết luận

Tất cả những khó khăn trong giai đoạn thai kỳ cũng như sơ sinh sẽ qua nhanh đối với cả bố, mẹ và bé nếu có sự đồng hành từ mọi phía. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tin rằng những ông bố luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của con. Với sự chuẩn bị đầy đủ, bố sẽ sẵn sàng để đón đợi và chăm sóc con yêu không thua kém mẹ.

Thu Phương tổng hợp từ webmd

1. American College of Obstetricians and Gynecologists: “A Father’s Guide to Pregnancy.”

2. HealthyChildren.org: “Last Minute Activities Before Delivery.”

3. National Healthy Mothers, Healthy Babies Coalition: “You’re Planning a Family! – Just for Dads-to-be!”

4. KidsHealth from Nemours: “Becoming a Father.”

5. Yale Medical Group: “It’s Daddy Time!”

6. Chan, K. Journal of Obstetrics and Gynecology, 2002.

7. Chandler, S. Journal of Nurse-Midpartnerry & Women’s Health, January-February, 1997.

8. Jeffrey A. Kuller, MD, professor of obstetrics and gynecology, Division of Maternal-Fetal Medicine, Duke University Medical Center, Durham, N.C.

9. Larimore, W. Midpartnerry Today, 1999.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Làm ba lần đầu – Bạn cần chuẩn bị những gì để chào đón con yêu ? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận