Mách mẹ cách phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ

Bạn đang xem bài viết: Mách mẹ cách phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kiết lỵ và tiêu chảy đều là hai căn bệnh dễ mắc và có các triệu chứng khá giống nhau. Vậy làm cách nào để có thể phân biệt hai tình trạng này? Đồng hành cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để tìm hiểu chi tiết ba mẹ nhé!

1Tìm hiểu về bệnh kiết lỵ ở trẻ

Kiết lỵ là hiện tượng nhiễm trùng đường ruột gây nên chứng tiêu chảy nghiêm trọng kèm theo chất nhầy hoặc máu trong phân. Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài liên tục từ 3 – 7 ngày. Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh kiết lỵ đều do sự xâm nhập của trực khuẩn shigella hoặc các loại ký sinh trùng đơn bào entamoeba histolytica.

Một khi trẻ mắc bệnh kiết lỵ, ba mẹ có thể quan sát thấy một số biểu hiện sau:

  • Trẻ đau bụng từng cơn, co rút, đi ngoài kèm theo máu hoặc chất nhầy
  • Trẻ luôn cảm thấy mót rặn
  • Trẻ bị sốt, buồn nôn, mất nước, đau đầu, đổ mồ hôi, biếng ăn,…

Bởi có triệu chứng khá giống nhau nên rất nhiều ba mẹ không phân biệt được kiết lỵ và tiêu chảy dẫn tới điều trị sai cách. Hiểu được vấn đề này, nội dung tiếp theo, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp ba mẹ tìm hiểu thêm về bệnh tiêu chảy.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị kiết lỵ được điều trị ra sao? Mẹ tham khảo ngay tất tần tật thông tin cần biết!

2Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Thông thường, từ 1 – 3 tháng tuổi, mỗi ngày, trẻ sẽ đi tiêu ít nhất 2 lần, thậm chí có một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần/tuần. Tới 2 tuổi, mỗi ngày, trẻ sẽ đi tiêu ít nhất 1 lần, phân thường mềm và có khuôn nhất định. Trẻ sẽ được xem là bị tiêu chảy trong trường hợp đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày và lượng nước trong phân nhiều hơn so với thông thường.

Xem thêm  20 Đặc sản Mũi Né mà du khách không thể bỏ qua

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy hầu hết đều xuất phát từ vi khuẩn tụ cầu, E.coli hay dịch tả, thương hàn. Khá giống so với kiết lỵ, trẻ bị tiêu chảy cũng thường mệt mỏi, biếng ăn bệnh lývà thường xuyên nôn trớ.

Nếu tình trạng tiêu chảy không có xu hướng thuyên giảm trong thời gian dài, ba mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý mẹ cách chăm sóc khi bé mắc bệnh tiêu chảy
Điểm giống nhau giữa kiết lỵ và tiêu chảy

Kiết lỵ và tiêu chảy xuất hiện nhiều nhất ở thời điểm giao mùa

3Điểm giống nhau giữa kiết lỵ và tiêu chảy

Tiêu chảy và kiết lỵ đều là các bệnh thường gặp ở trẻ em trong đó tiêu chảy là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao nhất. Đối tượng tấn công của kiết lỵ và tiêu chảy đều là trẻ nhỏ, nhất là vào giai đoạn giao mùa. Cả hai tình trạng trên đều khiến trẻ có những triệu chứng như đi ngoài, đau bụng và thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Do ăn phải các loại thực phẩm, nước uống không hợp vệ sinh dẫn đến ngộ độc thực phẩm ở trẻ.
  • Các thức ăn bị nhiễm khuẩn bởi ruồi – trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
  • Do tiếp xúc với các loài động vật mang mầm bệnh như mèo hay chó.
  • Lười vệ sinh cá nhân, lười rửa tay .
  • Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.
Có thể bạn quan tâm: Môi trường sống không đảm bảo cũng có thể dẫn đến các bệnh giun sán ở trẻ em

4Phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ

Khái niệm

Bệnh kiết lỵ

Bệnh tiêu chảy

Là hiện tượng nhiễm trùng đường ruột.

Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày.

Nguyên nhân

Bệnh kiết lỵ

Bệnh tiêu chảy

Do sự tấn công của các loại ký sinh trùng hoặc các loại trực khuẩn do vi khuẩn Shigella.

Do sự xâm nhập của virus, rotavirus, enterovirus, các loại vi khuẩn như E.coli, Campylobacter, Salmonella hay Shigella,…

Xem thêm  Thử ngay món mì bò kim chi cay từ Vifon, dân nghiện mì cay không thể bỏ lỡ

Triệu chứng

Bệnh kiết lỵ

Bệnh tiêu chảy

Trẻ đau bụng, sốt cao, đi ngoài nhiều lần có lẫn máu hoặc chất nhầy, mệt mỏi,…

Trẻ bị chóng mặt, nôn trớ nhiều lần, chuột rút, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, da lạnh, môi khô, mệt mỏi, mất nước, đi tiêu ra nước,…

Mức độ nguy hiểm

Bệnh kiết lỵ

Bệnh tiêu chảy

Kiết lỵ khiến trẻ phải rặn khi đi tiêu nhiều lần từ đó khiến trẻ bị viêm đa dây thần kinh, sa hậu môn.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ cao bị rối loạn chức năng vận động, viêm kết niệu đạo. Nguy hiểm hơn là xuất huyết tiêu hóa hay thủng ruột.

Nếu bệnh tiêu chảy kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thậm chí là mất nước trầm trọng dẫn tới tử vong.

Cách điều trị

Bệnh kiết lỵ

Bệnh tiêu chảy

Bệnh kiết lỵ khác tiêu chảy ở chỗ, ngay khi thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện đặc trưng, ba mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện nhi khoa trong thời gian sớm nhất để tránh khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng và lây lan trong cộng đồng.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị tiêu chảy thường tự khỏi sau vài ngày. Ba mẹ cần chú ý thường xuyên bổ sung chất điện giải và nước cho trẻ, tránh khiến trẻ bị mất nước.

Nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm khuẩn, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị.

5Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy và kiết lỵ

Kiết lỵ và tiêu chảy đều khiến trẻ đi ngoài nhiều lần. Chính vì vậy, để chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho bé, ba mẹ cần chọn những loại thức ăn loãng như cháo, nhạt, ít dầu mỡ và đạm để hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn. Dưới đây là một số biện pháp mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Chia nhỏ các cữ ăn trong ngày, tránh để trẻ ăn quá no.
  • Xây dựng thực đơn với các loại thực phẩm như đậu hũ non, gạo tẻ, gạo nếp, mì, đậu xanh,… để giúp trẻ hạn chế đi phân lỏng.
  • Cho trẻ uống Oresol để bổ sung nước giúp bé phục hồi nhanh hơn.
Cách chăm sóc trẻ bị kiết lỵ và tiêu chảy

Cháo tươi SG Food baby vị lươn, đậu xanh giúp bé dễ tiêu hóa hơn

Có thể bạn quan tâm: Công thức nấu cháo đậu xanh cho bé, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn

6Biện pháp phòng ngừa kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi, đảm bảo sử dụng các loại thực phẩm rõ nguồn gốc và đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thức đã bảo quản lâu ngày.
  • Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết để tăng đề kháng cho bé.
  • Giữ không gian nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.
  • Vệ sinh đồ chơi cho trẻ theo định kỳ.
  • Không cho trẻ tới những địa điểm có dịch bệnh hoặc những nơi đông người trong những ngày thời tiết nắng nóng.
  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Biện pháp phòng ngừa kiết lỵ và tiêu chảy

Nước rửa tay Safeguard trắng tinh khiết chai 450 ml

Xem thêm  Các loại ty ngậm Pigeon chất lượng, mẹ nên dùng cho bé

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Kiết lỵ và tiêu chảy đều là có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, ba mẹ cần phân biệt rõ hai chứng bệnh này để có những biện pháp điều trị đúng cách, tránh khiến tình trạng bệnh của trẻ diễn biến nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Lan Anh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Mách mẹ cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết
  • Hướng dẫn ba mẹ phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ nhỏ
  • Trẻ bị lồng ruột có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng ngừa lồng ruột ở trẻ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mách mẹ cách phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận