Nghề kế toán là gì? Tất tần tật những thông tin về nghề kế toán

Nghề kế toán là gì? Tất tần tật những thông tin về nghề kế toán
Bạn đang xem: Nghề kế toán là gì? Tất tần tật những thông tin về nghề kế toán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Kế toán từ lâu đã được xem là một trong những ngành nghề mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng cần đến, một bộ phận không thể thiếu. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về kế toán là gì chưa? Theo dõi bài viết sau đây của Mua Bán để khám phá tất tần tật về nghề này nhé!

Cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về kế toán là gì
Cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về kế toán là gì

I. Kế toán là gì?

Kế toán có tên gọi tiếng anh là Accounting, hàm ý chỉ những người làm công việc ghi chép, thu thập, xử lý các dữ liệu. Để từ đó cung cấp các thông tin, lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của một công ty, tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,…

Kế toán là gì? Khái niệm về kế toán là gì
Kế toán là gì? Khái niệm về kế toán là gì

II. Công việc chung của nghề kế toán cần làm gì?

Qua khái niệm về kế toán là gì, vậy những công việc chung cần làm của kế toán là gì? Những việc đó là:

Công việc chung của người làm kế toán là gì?
Công việc chung của người làm kế toán là gì?
  • Thu thập dữ liệu, thông tin: Mỗi ngày, người làm kế toán sẽ phải thu thập những thông tin từ các hoạt động kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp phát sinh. Những thông tin này được thể hiện qua hình thức chứng từ kế toán như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, nhập kho hay hóa đơn bán hàng.
  • Kiểm tra, đối chiếu các khoảng thu, chi: Kế toán là người quản lý dòng tiền, đảm nhận việc theo dõi mọi phát sinh thu, chi theo quy định của tổ chức, doanh nghiệp. Là người quản lý quỹ tiền mặt cùng chứng từ đi kèm.
  • Tiếp nhận, kiểm soát chứng từ: Trong ngày, kế toán cần tiếp nhận, kiểm soát các chứng từ thu, chi từ các hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác của nó.
  • Ghi chép, lưu trữ: Khi có phát sinh thu, chi trong hoạt động kinh tế, kế toán phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng vào sổ sách mỗi ngày. Đến cuối tháng sẽ tổng hợp toàn bộ số liệu và đưa chúng vào sổ kế toán doanh nghiệp.
  • Tổng hợp, lập báo cáo tài chính: Là một nhân viên kế toán phải có trách nhiệm thực hiện lập báo cáo tài chính mỗi tháng từ những số liệu đã tổng hợp. Bản báo cáo sẽ được gửi đến ban lãnh đạo công ty xem xét, lên kế hoạch điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp.

III. Phân loại kế toán

Nghề kế toán là một bộ phận quan trọng của một tổ chức, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh tế, tài chính. Chính vì thế, một bộ phận kế toán có rất nhiều vị trí và phân loại khác nhau, mỗi loại sẽ đảm nhận công việc khác nhau:

1. Phân loại theo chức năng

Phân loại kế toán theo chức năng có kế toán quản trị, kế toán tài chính
Phân loại kế toán theo chức năng có kế toán quản trị, kế toán tài chính

Dựa vào tính năng cung cấp thông tin của ngành, kế toán được phân chia thành hai loại đó là:

Kế toán quản trị có vai trò xử lý các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc ra quyết định quản trị của một doanh nghiệp. Đối tượng của kế toán quản trị chính là nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp. Có thể nói đơn giản, kế toán quản trị là người cung cấp thông tin để sử dụng ra quyết định cho các kế hoạch trong tương lai.

Ngược lại với kế toán quản trị, kế toán tài chính có đối tượng nằm ở bên ngoài như cổ đông, ngân hàng hay cơ quan thuế,… Kế toán tài chính thu thập, cung cấp thông tin theo khuynh hướng về quá khứ, từ những báo cáo này mà các đối tượng bên ngoài có thể nắm bắt được tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp.

2. Kế toán đơn và kế toán kép

Kế toán là gì, kế toán đơn, kế toán kép là gì?
Kế toán là gì, kế toán đơn, kế toán kép là gì?

Trong khái niệm về phân loại kế toán là gì, kế toán còn được chia thành kế toán đơn và kế toán kép. Tuy cả hai loại này đều có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi các tài khoản kế toán nhưng lại có sự khác biệt như sau:

Sẽ ghi chép, theo dõi, lưu trữ những tài khoản riêng biệt, tách rời nhau, chúng không có mối liên hệ và hoàn toàn độc lập

Sẽ ghi chép, theo dõi, lưu trữ những tài khoản kế toán có mối quan hệ đối ứng nhau, có nghĩa nếu ghi nợ ở tài khoản này thì phải ghi nợ ở một tài khoản khác.

Dựa trên tính chất của hai loại kế toán trên, trong doanh nghiệp hiện nay sử dụng nhiều nhất chính là kế toán kép. Bởi loại kế toán này phản ảnh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của họ, đồng thời kế toán kép sẽ giúp doanh nghiệp có thể rà soát, kiểm tra các đối tượng kế toán.

Tham khảo thêm: Bảng mô tả công việc nhân viên bán hàng mới nhất

3. Phân loại theo phần hành

Khi tìm hiểu về kế toán là gì, phân loại kế toán theo phần hành sẽ thể hiện rõ các nét các hình thức kế toán trong mọi lĩnh vực. Cùng xem chi tiết dưới đây:

Phân loại kế toán theo phần hành
Phân loại kế toán theo phần hành

Kế toán thanh toán:

Nhiệm vụ chính của kế toán thanh toán là ghi chép, thực hiện dựa trên các chứng từ thu, chi trong công ty khi có nhu cầu phát sinh thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Công việc gồm:

  • Quản lý các khoản thu vào
  • Quản lý các khoản chi ra
  • Kiểm soát hoạt động thu ngân
  • Theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt trong công ty

Kế toán ngân hàng:

Trong kế toán là gì, kế toán ngân hàng phụ trách các vấn đề xoay quanh tài chính của ngân hàng, bao gồm:

  • Nộp tiền ra ngân hàng nhằm phục vụ các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
  • Thu nhận, quản lý chứng từ
  • Lưu trữ, nhập liệu vào máy tính các chứng từ tiền gửi, ký quỹ, khoản vay của ngân hàng
  • Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu chứng từ để giao dịch với ngân hàng
  • Kiểm tra số dư tiền gửi tại các ngân hàng và lập báo cáo lên cấp lãnh đạo
  • Quản lý, kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng từ các bộ phận khi có nhu cầu phát sinh
  • Rà soát, theo dõi các chứng từ báo có, báo nợ, vay, trả vay của các ngân hàng

Kế toán công nợ:

Vai trò chính của kế toán công nợ trong doanh nghiệp là người quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả. Đây là một vị trí cực kỳ quan trọng bởi người làm kế toán công nợ phải quản lý tốt các khoản công nợ của khách hàng và hối thúc, đôn đốc họ thanh toán đúng hạn.

Kế toán kho:

Vị trí kế toán kho sẽ đảm nhận làm việc tại các kho hàng hóa, nguyên liệu. Một số công việc của vị trí này là:

  • Kiểm tra hóa đơn xuất, nhập kho đối soát với các chứng từ kế toán
  • Nhập liệu chứng từ, dữ liệu vào hệ thống
  • Quản lý nhập xuất kho, tồn kho tại doanh nghiệp
  • Cập nhật tình hình hàng hóa tại kho để lên kế hoạch xuất, nhập hàng hóa
  • Theo dõi công nợ xuất, nhập hàng hóa, nguyên liệu định kỳ và lập báo cáo, biên bản xác minh công nợ.
Kế toán kho hiện nay cũng là một vị trí làm việc hấp dẫn
Kế toán kho hiện nay cũng là một vị trí làm việc hấp dẫn

Kế toán tài sản cố định:

Khi tìm hiểu về kế toán là gì, một vị trí kế toán quản lý các tài sản cố định trong doanh nghiệp được gọi là kế toán tài sản cố định. Việc quản lý tài sản đều phải dựa trên quy định nhà nước, công việc cụ thể của phân loại kế toán này như sau:

  • Tiếp nhận, cập nhật chứng từ về tài sản cố định (TSCĐ), xác nhận trước khi nhập
  • Lập biên bản khi bàn giao TSCĐ cho các bộ phận hay cá nhân trong doanh nghiệp
  • Tập hợp các khoản chi phí như phí sửa chữa nhà xưởng, TSCĐ, lập quyết toán
  • Cập nhật tình trạng của TSCĐ theo từng tháng, năm, theo dõi sự tăng giảm TSCĐ
  • Xác định thời gian khấu hao TSCĐ, tính toán khấu hao, chuyển số liệu này qua các bộ phận nhận TSCĐ để hạch toán
  • Lập biên bản thanh lý
  • Lập thẻ TSCĐ, sổ sách và hồ sơ lưu trữ TSCĐ

Kế toán doanh thu:

Kế toán doanh thu sẽ là người quản lý trực tiếp các chứng từ bán hàng đồng thời kiểm soát tình hình kinh doanh, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Công việc gồm:

  • Lập báo cáo bán hàng, doanh thu
  • Lập báo cáo các khoản giảm trừ doanh thu như khuyến mãi, chiết khấu,..
  • Kiểm tra số lượng hàng hóa, doanh thu bán mỗi ngày để cập nhật cho cấp trên
  • Lưu trữ các hóa đơn bán hàng
  • Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu và đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến giảm trừ này đều được cấp trên phê duyệt
  • Thanh tra bán hàng và kiểm báo cáo tài chính của các đại lý bán hàng
  • Tham gia kiểm tra quỹ trong doanh nghiệp

Kế toán thuế

Bên cạnh đó, một vị trí kế toán phụ trách các vấn đề về khai báo thuế đó là kế toán thuế. Công việc cụ thể như sau:

  • Khai thuế môn bài và nộp thuế cho cơ quan theo quy định nhà nước
  • Tổng hợp các chứng từ, hóa đơn phát sinh để theo dõi và hạch toán
  • Lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN vào cuối tháng để nộp thuế
  • Lập báo cáo cho quý, năm để khai báo thuế TNDN

Kế toán tổng hợp

Một vị trí khác nằm ở bộ phận kế toán đó là kế toán tổng hợp. Họ sẽ là người phụ trách tổng hợp chứng từ, sổ kế toán, tổng hợp tài khoản và lập báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu quy định của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu hoạt động tài chính các bộ phận
  • Lập báo cáo và giải trình chi tiết khi cấp lãnh đạo cần
  • Cung cấp số liệu, chứng từ, hồ sơ phục vụ cho các cuộc thanh tra của cơ quan nhà nước đồng thời giải trình báo cáo khi được yêu cầu.

Xem thêm: Hạch toán kế toán là gì? Vai trò, nhiệm vụ và phân loại hạch toán

4. Kiểm toán

Kiểm toán trong kế toán là gì? Làm những công việc nào?
Kiểm toán trong kế toán là gì? Làm những công việc nào?

Kiểm toán trong kế toán là gì? Là một bộ phận thu thập, đánh giá và đưa ra các ý kiến về thông tin liên quan đến kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản hơn, kiểm toán sẽ kiểm tra, xác minh tính chính xác, trung thực của một báo cáo tài chính. Gồm những việc là:

  • Lập kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm toán
  • Thu thập thông tin, đối chiếu, điều tra để xác minh tính trung thực trên chứng từ kế toán
  • Ghi chép thông tin và lập báo cáo kết luận với cấp lãnh đạo.

Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm uy tín, lương cao, bạn có thể tham khảo các tin đăng tuyển dụng tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn:

IV. Những yêu cầu để trở thành một kế toán giỏi

Dựa trên khái niệm của kế toán là gì, chúng ta có thể thấy để làm một nhân viên kế toán cũng cần có nhiều kỹ năng cũng như yêu cầu nhất định. Vậy những yêu cầu này là gì? Cùng xem tiếp phần sau đây nhé!

1. Trình độ học vấn

Yêu cầu về trình độ học vấn trong kế toán là gì?
Yêu cầu về trình độ học vấn trong kế toán là gì?

Trình độ học vấn là một yếu tố cần thiết để trở thành một kế toán giỏi. Bởi bạn phải am hiểu kiến thức chuyên môn thì mới có thể đảm đương những công việc liên quan đến sổ sách, con số, dữ liệu cũng như quy định pháp luật.

Chính vì thế, trình độ học vấn luôn được đề cao trong các yêu cầu tuyển việc làm ngành kế toán. Nếu bạn yêu thích vị trí này, hãy cố gắng nâng cao trình độ học vấn của mình để có được điều mình mong muốn.

2. Bằng cấp, chứng nhận chuyên môn

Yêu cầu về bằng cấp trong kế toán là gì?
Yêu cầu về bằng cấp trong kế toán là gì?

Hiện nay, bằng cấp cần có để làm việc tại vị trí kế toán là gì? Bạn cần tìm hiểu và trao dồi cho mình những bằng chuyên môn sau:

  • ACCA (Association of Chartered Certified Accountants):

Đây là chứng chỉ công nhận kỹ năng chuyên môn về quản trị chiến lược, luật kinh doanh, thuế, báo cáo tài chính,… ACCA là Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc được thành lập vào năm 1904 và chứng chỉ kế toán có giá trị toàn cầu.

  • CPA (Certified Public Accountants):

Đây là chứng chỉ về quản lý tài chính, thuế, kiểm toán đến từ nước Úc và được công nhận rộng rãi ở các quốc gia Châu Á. CPA cung cấp cho người học kiến thức về lĩnh vực kế toán – tài chính, kỹ năng giải quyết tình huống cũng như khả năng phân tích, lập luận,…

  • ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England an Wales):

ICAEW cung cấp kiến thức chuyên môn cao về kế toán, tài chính và kinh doanh, trao dồi kỹ năng lập báo cáo, thống kê, phân tích,…. Đây là chứng chỉ khác của nước Anh, Viên Kế toán Công Chứng Vương Quốc Anh xứ Wales, được ra đời vào năm 1880.

Tham khảo thêm: Mô tả công việc nhân viên Marketing chi tiết và đầy đủ nhất

3. Kỹ năng nghề nghiệp

Các yêu cầu kỹ năng cần có trong kế toán là gì?
Các yêu cầu kỹ năng cần có trong kế toán là gì?

Bên cạnh bằng cấp, trình độ, một yêu cầu khác đòi hỏi cần có ở kế toán là gì? Đó là những kỹ năng nghề nghiệp như:

  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng ngoại ngữ
  • Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng
  • Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp thông tin, số liệu.

4. Thái độ làm việc

Thái độ làm việc trong ngành kế toán là gì?
Thái độ làm việc trong ngành kế toán là gì?

Muốn trở thành một kế toán giỏi, tiềm năng trong doanh nghiệp bạn phải có thái độ làm việc chuyên nghiệp. Kỹ năng, kiến thức chỉ là một phần, thái độ làm việc của bạn mới quyết định tất cả.

Không có một nhà tuyển dụng nào muốn làm việc với người có thái độ lười biếng, làm việc trễ mãn và sơ suất mặc dù CV của họ đẹp như thế nào. Chính vì thế, dù bạn có kiến thức không cao như những người khác nhưng thái độ làm việc chăm chỉ, chỉnh chu, kỹ càng của bạn sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

5. Có đạo đức nghề nghiệp

Người làm kế toán cần tuân thủ các đạo đức nghề nghiệp
Người làm kế toán cần tuân thủ các đạo đức nghề nghiệp

Ở bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào, yếu tố quan trọng nhất mà ai cũng phải có chính là đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt là với những người làm về kế toán, liên quan đến số liệu tài chính, quản lý việc thu, chi tiền trong doanh nghiệp.

Bởi khi bạn chấp hành tốt đạo đức nghề nghiệp, bạn sẽ không vi phạm pháp luật như làm giả chứng từ kế toán, kê khống doanh thu, lấy quỹ chung vào quỹ cá nhân,… Báo cáo sai tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng là một hành vi dẫn đến việc phạm tội. Hãy làm việc với sự minh bạch, rõ ràng, trong sạch nhất để bảo vệ bản thân cũng như doanh nghiệp.

Xem thêm: Tổng hợp các vị trí trong ngân hàng: Công việc, kỹ năng và mức lương

V. Cơ hội nghề nghiệp của nghề kế toán như thế nào?

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành kế toán là gì?
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành kế toán là gì?

Kế toán luôn là vị trí được tuyển dụng trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, tài chính đến kinh doanh, thương mại. Chính vì thế cơ hội nghề nghiệp của nghề kế toán luôn rộng mở và đa dạng.

Với những sinh viên vừa mới ra trường, bạn có thể dễ dàng tìm việc tại những vị trí như chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán viên, thuế, giao dịch viên, tư vấn tài chính, môi giới chứng khoán,… vị trí kế toán được hầu hết các cơ quan, công ty, doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng.

Ngoài ra, công ty nước ngoài cũng là một trong những cơ hội việc làm hấp dẫn cho nghề kế toán như vị trí tại ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm,… hoặc những cơ sở nhà nước như trường học, bệnh viện, sở thuế, sở kế hoạch đầu tư,…

VI. Những câu hỏi thường gặp về nghề kế toán

Xoay quanh về nghề kế toán là gì, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều câu hỏi khác liên quan đến ngành nghề này như các công cụ hỗ trợ làm việc, mức lương, lộ trình thăng tiến trong nghề,… Tất cả sẽ được giải đáp tất tần tật ở phần này.

1. Các công cụ phần mềm hỗ trợ cho nghề kế toán là gì?

Trong quá trình làm việc, để tốc độ trở nên nhanh chóng và chính xác bạn cần đến công cụ hỗ trợ như phần mềm chẳng hạn. Phần mềm cần có của kế toán là gì?

  • Phần mềm Excel: Là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất của bộ phận kế toán. Công cụ này hoàn toàn miễn phí và dễ dàng sử dụng bạn có thể dùng cho việc quản lý xuất nhập kho, tồn kho, lập báo cáo bằng những công thức, hàm có sẵn ở Excel.
Phần mềm Excel
Phần mềm Excel
  • Phần mềm CRM: Đây là phần mềm hỗ trợ quản lý hàng hóa, báo giá, hợp đồng,… rất tiện lợi để nhân viên kế toán có thể nắm bắt tình hình bán hàng, kinh doanh của công ty. Trên phần mềm này cũng có thể xuất cả hóa đơn tự động mà không lo thất thoát dữ liệu doanh nghiệp.
Phần mềm CRM
Phần mềm CRM
  • Phần mềm kế toán MISA: Đây là phần mềm hỗ trợ kế toán xử lý thông tin tự động, nhân viên kế toán chỉ việc nhập liệu các chứng từ, số liệu vào phần mềm. Dựa vào những thông tin đầu vào này, phần mềm sẽ tự động tính toán, thống kê, tổng hợp và đưa ra những báo cáo cho doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán

2. Lộ trình thăng tiến của nghề kế toán

Đối với vị trí kế toán sẽ có một lộ trình thăng tiến trong nghề một cách rõ ràng, cụ thể như sau:

Lộ trình thăng tiến trong ngành kế toán là gì?
Lộ trình thăng tiến trong ngành kế toán là gì?
  • Bậc 1: Kế toán viên

Đây là vị trí cho những sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường có thể ứng tuyển vào doanh nghiệp, công ty. Vị trí phù hợp nhất cho các kế toán viên mới ra trường là kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán thanh toán…

  • Bậc 2: Kế toán tổng hợp

Trong khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm ở vị trí kế toán viên từ 2-3 năm trở lên, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến làm kế toán tổng hợp. Vị trí này sẽ đảm đương việc tổng hợp, báo cáo tình hình tài chính của các bộ phận.

  • Bậc 3: Kế toán trưởng

Đứng đầu bộ phận kế toán, có nhiệm vụ giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công việc cho các kế toán viên. Kế toán trưởng như một cố vấn tài chính cho doanh nghiệp, cùng các cấp lãnh đạo tham mưu chiến lược, kế hoạch vận hành tài chính công ty.

3. Lương hiện nay của kế toán là bao nhiêu?

Mức lương hiện nay khi làm tại vị trí kế toán là gì?
Mức lương hiện nay khi làm tại vị trí kế toán là gì?

Qua những thông tin liên quan đến kế toán là gì, vậy hiện nay mức lương ngành kế toán là bao nhiêu? Cùng xem bảng chi tiết sau:

Phân loại kế toánMức lương (VND/tháng)
Kế toán thanh toánTừ 5.000.000 – 7.000.000
Kế toán ngân hàngTừ 9.000.000 – 11.000.000
Kế toán công nợTừ 8.000.000 – 10.000.000
Kế toán khoTừ 5.000.000 – 8.000.000
Kế toán tài sản cố địnhTừ 7.000.000 – 9.000.000
Kế toán doanh thuTừ 8.700.000 – 12.300.000
Kế toán thuếTừ 9.000.000 – 12.500.000
Kế toán tổng hợpTừ 10.000.000 – 15.000.000
Kiểm toánTừ 5.000.000 – 9.000.000

Mức lương trên đây sẽ dành cho những sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường. Sau nhiều năm làm việc và có kinh nghiệm, mức lương trung bình làm trong ngành kế toán có thể dao động từ 15.000.000 – 25.000.000 tùy từng vị trí bạn đảm nhiệm.

VII. Lời kết

Tổng kết lại, từ việc tìm hiểu về kế toán là gì cũng như tất tần tật những thông tin về ngành nghề này bạn thấy được đây là một ngành luôn hấp dẫn và thu hút nhiều bạn trẻ. Nghề kế toán luôn có mặt ở trong mọi lĩnh vực do đó con đường tìm việc làm sẽ rất rộng mở.

Qua bài viết vừa rồi, Mua Bán đã cùng bạn khám phá chi tiết về kế toán là gì, mong rằng những thông này hữu ích đến bạn. Đừng quên truy cập thường xuyên Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để xem các tin đăng như việc làm, mua bán nhà đất cùng những chủ đề hấp dẫn khác nhé!

Xem thêm:

Tác giả Thảo Vân

Xem thêm  Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa