Những mẹo đơn giản để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ

Da em bé khá nhạy cảm nên rất dễ xuất hiện một số tình trạng về da. Cùng tìm hiểu những mẹo đơn giản để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ nhé.

Trẻ em có làn da mỏng manh và phải đến khi bé 2 tuổi thì da mới hoàn toàn trưởng thành. Vì vậy, bậc cha mẹ cần nên chú ý bảo vệ da trẻ hơn trong giai đoạn này. Hãy để truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mách bạn những mẹo đơn giản để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ ngay nhé!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tình trạng da thường gặp trong năm đầu tiên của trẻ em

Trong năm đầu, trẻ em thường gặp một số tình trạng về da dưới đây:

  • Xuất hiện mụn trên da: Mụn trứng cá xuất hiện trên mặt là mụn màu đỏ, mụn thịt là mụn đầu trắng li ti.
  • Vết xanh tím dạng lưới xuất hiện ở dưới da: Da bé trông giống như đá cẩm thạch xuất hiện khi gặp nhiệt độ lạnh và mất đi khi ấm trở lại. Tình trạng này không nghiêm trọng vì sẽ cải thiện khi bé lớn hơn.
  • Vết bớt Mông Cổ: Đây là vết bớt có màu nâu đậm, xanh đá hoặc xanh đen. Chúng thường xuất hiện ở lưng dưới và mông của em bé. Các vết bớt ngày thường xuất hiện khi mới sinh, hầu hết chúng mờ đi dần và biến mất hoàn toàn.
  • Xuất hiện ban đỏ nhiễm độc: Vết ban đỏ xuất hiện trên da có vết sưng cứng màu vàng hoặc trắng và viền đỏ. Các vết bạn này xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Thời điểm chúng hay xuất hiện nhất là vào ngày thứ 2 sau sinh hoặc ngay mới sinh, cũng có thể là trong 2 tuần đầu tiên. Các vết ban này không có phương pháp điều trị và dần biến mất.
Xem thêm  7 cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi chuẩn nhất

Những mẹo đơn giản để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻTình trạng da thường gặp trong năm đầu tiên của trẻ em

Mẹo đơn giản để chăm sóc da cho trẻ

Tránh để da trẻ tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong thời gian dài

Bạn có thể cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian ngắn vào thời điểm tia cực tím ở mức thấp để bổ sung vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên, không được để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài, kể cả vào mùa đông, nhất là vào thời điểm 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho rằng, trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên thoa kem chống nắng, trẻ lớn hơn chỉ nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng là 15.

Bạn nên cho trẻ đội mũ che kín cổ, mặc quần áo che chắn tay và chân khi trẻ hoạt động ngoài trời. Đồng thời, cha mẹ cũng nên cung cấp đủ nước cho trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức nhé.

Tránh để da trẻ tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong thời gian dàiTránh để da trẻ tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong thời gian dài

Ngăn ngừa bệnh chàm da

Trẻ bị chàm da sẽ xuất hiện da khô, dày hơn, có vảy, mụn đỏ li ti, chảy dịch,… thường xuất hiện trên trán, má hoặc da đầu của trẻ. Để kiểm soát bệnh chàm, bạn nên tắm cho trẻ thường xuyên và thêm dầu vào nước tắm để cho da trẻ không bị khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kem dưỡng không mùi cho trẻ sau khi tắm và cho trẻ mặc đồ thoải mái, không bó sát.

Bệnh chàm daBệnh chàm da

Xem thêm  Top 5 Nhà xe Gia Lai đi bến xe Miền Tây có ghé TP Pleiku và Chư Sê

Dưỡng ẩm cho da trẻ

Da trẻ sơ sinh thường xuất hiện các mảng da khô nhỏ sau sinh trong vài tuần đầu tiên là điều bình thường và sẽ tự biến mất mà không cần sử dụng kem dưỡng.

Tuy nhiên, nếu da trẻ rất khô và nứt nẻ, bạn có thể dùng các sản phẩm có chứa dầu khoáng và tuyệt đối không chứa hương liệu, chất tạo màu gây kích ứng da của trẻ. Một số loại dầu bạn có thể tham khảo như dầu ô liu, dầu dừa có thể làm chất dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh.

Dưỡng ẩm cho da em béDưỡng ẩm cho da em bé

Tránh các tác nhân gây viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da trẻ sẽ bị sưng đỏ, khô, bong tróc,… do dùng các chất gây kích ứng như xà phòng, kem dưỡng,… Nếu chưa tìm ra tác nhân, bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ.

Bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách cho bé mặc quần áo rộng bằng vải mềm mịn, sử dụng xà phòng hay kem dưỡng không mùi và chất tạo màu. Đồng thời, bạn phải tắm cho trẻ bằng nước ấm cho đến khi hết mẩn ngứa.

Tránh các tác nhân gây viêm da tiếp xúcTránh các tác nhân gây viêm da tiếp xúc

Tắm cho trẻ đúng cách

Tắm cho trẻ đúng cách để trẻ tránh gặp các tình trạng về da. Một số lưu ý khi tắm cho trẻ như sau:

  • Sử dụng nước ấm và phòng ấm để tắm cho trẻ
  • Tắm trong thời gian từ 5 đến 10 phút, không nên tắm quá lâu
  • Chỉ tắm bằng nước sạch cho các bộ phận ở đầu như mắt, mũi, tai, miệng, mặt trẻ. Không sử dụng tăm bông để làm sạch mũi và tai vì chúng sẽ tự đào thải ra ngoài theo thời gian.
  • Chỉ nên lau bộ phận sinh dục của bé gái từ trước ra sau, không nên tách môi âm đạo
  • Rửa nhẹ nhàng dương vật của bé trai và không nên kéo bao quy đầu ra sau
  • Không cần dùng xà phòng khi tắm, nếu có, bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho trẻ em không có hương liệu và chất tạo màu, tránh gây kích ứng
  • Lau khô nhẹ nhàng trẻ sau khi tắm xong, đảm bảo da trẻ khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo hoặc tã.
Xem thêm  Cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh đơn giản và đúng cách cha mẹ nên biết

Tắm cho trẻ đúng cáchTắm cho trẻ đúng cách

Ngăn ngừa rôm sảy

Trẻ em thường bị rôm sảy ở các nếp gấp da khi thời tiết quá nóng hoặc ở các vùng bị cọ xát nhiều. Da trẻ sẽ xuất hiện các nốt đỏ li ti ở các vùng da trên.

Bạn nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát và tránh dử dụng sản phẩm chứa dầu. Nếu tình trạng rôm sảy không giảm sau 3 ngày thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Ngăn ngừa rôm sảyNgăn ngừa rôm sảy

Chăm sóc rốn cho trẻ

Bạn không được kéo cho dây rốn rụng và giữ cho khu vực dây rốn sạch sẽ và khô ráo nhất có thể. Nếu phát hiện mủ, đỏ hoặc sưng, tiết dịch có mùi hôi ở rốn,… bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Chỉ nên sử dụng nước sạch và bông gòn để lau rốn sạch sẽ, khô ráo và tuyệt đối không sử dụng chất khử trùng vì chúng làm chậm quá trình rụng rốn của trẻ.

Chăm sóc rốn cho trẻChăm sóc rốn cho trẻ

Hăm tã ở trẻ

Hăm tã ở trẻ do nước tiểu hoặc phân trong tã tiếp xúc và gây kích ứng cho da trẻ. Ba mẹ nên thay tã thường xuyên cho trẻ, rửa sạch bằng xà phòng nhẹ và nước ấm, để khô hoàn toàn. Đồng thời, thoa sáp dầu không mùi lên da vùng mang tã và tránh sử dụng phấn rôm cho trẻ. Khi trẻ bị hăm tã nhẹ, bạn không nên mang tã cho trẻ trong thời gian ngắn để da khô.

Hăm tã ở trẻHăm tã ở trẻ

Trên đây là những mẹo đơn giản để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn gửi đến bạn. Ho vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn. Theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để xem các bài viết hay nhé.

Nguồn: Trang vinmec.com

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Viết một bình luận