Rối loạn giảm tiểu cầu ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây rối loạn tiểu cầu ở trẻ? Hãy cùng Bách hóa Xanh tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Tình trạng rối loạn giảm ở trẻ em hiện nay rất phổ biến, cha mẹ cần quan tâm tìm hiểu nguyên nhân cũng như một số triệu chứng gây rối loạn tiểu cầu cùng cách điều trị để bảo vệ sức khỏe cho con em mình một cách tốt nhất.
Rối loạn giảm tiểu cầu ở trẻ em là gì?
Tiểu cầu (có tên tiếng Anh: Platelets hoặc Thrombocytes) là những mảnh tế bào nhỏ nhất trong số các tế bào máu, khi nhìn trên kính hiển vi thì tiểu cầu là những chấm màu tím sẫm. Tiểu cầu hình thành dưới dạng hình tròn hay bầu dục với hai mặt lồi (giống như thấu kính) với đường kính xấp xỉ khoảng 2μm (dao động từ 1.2 – 2.3 μm) đường kính lớn nhất có thể đạt đến 3μm, đó là lý do tại sao chúng có tên như vậy.
Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu ở cơ thể con người. Theo đó, rối loạn tiểu là tình trạng xảy ra khi số lượng tiểu cầu trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp hoặc tiểu cầu của bạn không hoạt động bình thường. Tình trạng rối loạn tiểu cầu bao gồm: Suy giảm chức năng tiểu cầu, tăng tiểu cầu và giảm tiểu cầu.
Rối loạn giảm tiểu cầu là một trong những tình trạng của rối loạn tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu cầu máu thấp hơn 150.000 μL được gọi là giảm tiểu cầu. Một số loại giảm tiểu cầu là giảm tiểu cầu miễn dịch và ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối . Khi bạn có số lượng tiểu cầu thấp, máu của bạn không đông lại bình thường. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc cầm máu.
Nguyên nhân gây rối loạn tiểu cầu
Nguyên nhân làm giảm tiểu cầu được cho là rất đa dạng, một số chỉ mang tính thoáng qua có thể điều trị và phục hồi nhanh, số khác phải điều trị suốt đời. Có 3 nhóm nguyên nhân chính làm giảm tiểu cầu, đó là: Tăng phá hủy tiểu cầu và giảm sản xuất tiểu cầu, tiểu cầu bị mắc kẹt
Tăng phân hủy tiểu cầu
Một số tình trạng có thể khiến cơ thể bạn sử dụng hết hoặc phá hủy tiểu cầu nhanh hơn so với khi chúng được sản xuất, dẫn đến tình trạng thiếu tiểu cầu trong máu. Ví dụ về các điều kiện tăng phân hủy tiểu cầu bao gồm:
- Thai kỳ: Giảm tiểu cầu do mang thai thường nhẹ và cải thiện ngay sau khi sinh con.
- Giảm tiểu cầu miễn dịch: Các bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như lupus và viêm khớp dạng thấp, gây ra loại này. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu.
- Vi khuẩn trong máu: Cơ thể nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng liên quan đến máu (nhiễm khuẩn huyết) có thể phá hủy tiểu cầu của trẻ em.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic Thrombocytopenic Purpura- TTP): Đây là một tình trạng thường bắt gặp ở phụ nữ trưởng thành xảy ra khi các cục máu đông nhỏ đột ngột hình thành khắp cơ thể bạn, sử dụng hết số lượng lớn tiểu cầu.
- Hội chứng urê huyết tán huyết: Chứng rối loạn hiếm gặp này khiến lượng tiểu cầu giảm mạnh, phá hủy các tế bào hồng cầu và làm suy giảm chức năng thận.
- Thuốc men: Đôi khi một loại thuốc làm rối loạn hệ thống miễn dịch và khiến nó phá hủy tiểu cầu. Ví dụ như là heparin, quinine, kháng sinh có chứa sulfa hay là thuốc chống co giật đều có thể phá hủy tiểu cầu.
Giảm sản xuất tiểu cầu
Tiểu cầu được sản xuất ở bên trong tủy xương. Một số điều làm giảm sản xuất tiểu cầu bao gồm:
- Bệnh bạch cầu hay một số bệnh ung thư khác.
- Một số loại thiếu máu.
- Nhiễm các loại virus, như là viêm gan C hoặc HIV chẳng hạn.
- Thuốc hóa trị và xạ trị.
- Uống nhiều rượu.
Tiểu cầu bị mắc kẹt
Lá lách là một cơ quan nhỏ có kích thước bằng nắm tay nằm ngay bên dưới khung xương sườn ở bên trái bụng của bạn. Thông thường, lá lách của bạn hoạt động để chống nhiễm trùng và lọc các chất không mong muốn khỏi máu của bạn. Việc lá lách trở nên to, có thể là do một số rối loạn gây ra, nó chứa quá nhiều tiểu cầu, chính vì thế mà làm giảm số lượng tiểu cầu trong tuần hoàn.
Triệu chứng gây ra rối loạn giảm tiểu cầu ở trẻ em
Một số triệu chứng gây rối loạn giảm tiểu cầu ở trẻ em thường gặp là:
- Bầm tím dễ dàng hoặc quá mức (ban xuất huyết).
- Chảy máu trên bề mặt da xuất hiện dưới dạng phát ban với các đốm màu đỏ tím có kích thước nhỏ (petechiae), thường ở cẳng chân.
- Chảy máu kéo dài từ vết cắt.
- Chảy máu từ nướu răng hoặc chảy máu cam từ mũi của bạn.
- Máu trong nước tiểu hoặc phân.
- Dòng chảy kinh nguyệt nặng bất thường.
- Mệt mỏi.
- Lá lách to.
Chẩn đoán rối loạn giảm tiểu cầu
Rối loạn giảm tiểu cầu có thể được xác định bằng một số việc như:
- Xét nghiệm máu: Công thức máu toàn bộ xác định số lượng tế bào máu, kể cả tiểu cầu, trong một mẫu máu của bạn.
- Kiểm tra thể chất, bao gồm một lịch sử y tế đầy đủ: Bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu chảy máu dưới da và sờ bụng của bạn để xem lá lách của bạn có to ra hay không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về những căn bệnh mà bạn đã mắc phải và các loại thuốc cũng như chất bổ sung mà bạn đã dùng gần đây.
- Bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm và thủ tục khác để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng của bạn, tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.
Điều trị rối loạn giảm tiểu cầu
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của giảm tiểu cầu, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Theo dõi và chờ đợi, vì giảm tiểu cầu thường tự khỏi.
- Điều trị nguyên nhân, ví dụ, điều trị ung thư tiềm ẩn hoặc ngừng thuốc có thể gây giảm tiểu cầu.
- Steroid để tăng số lượng tiểu cầu.
Trong những trường hợp mang tính nghiêm trọng hơn cần:
- Truyền tiểu cầu.
- Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (một loại truyền máu).
- Phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
Bạn cũng có thể phải:
- Tránh dùng thuốc chống viêm như aspirin hoặc ibuprofen.
- Tránh một số hoạt động gây chấn thương.
- Tránh uống rượu vì nó có thể ảnh hưởng đến sản xuất tiểu cầu.
Hy vọng với những thông tin mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ ở trên, các bạn có thể ghi chú thêm vào sổ tay chăm sóc bé yêu của mình và có thể trang bị đầy đủ kiến thức chăm sóc cho bé nhé!
Chọn mua sữa bột cho bé chất lượng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn