Thuỷ triều đỏ là gì? Các tác hại và lợi ích của thuỷ triều đỏ?

Bạn đang xem: Thuỷ triều đỏ là gì? Các tác hại và lợi ích của thuỷ triều đỏ? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Thuỷ triều đỏ là gì?

Thuỷ triều đỏ là thuật ngữ ngày càng phổ biến và quen thuộc. Thuỷ triều đỏ (tiếng anh là HAB – Harmful Algal Blooms) hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa, là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước, làm mất màu nước ven biển. Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển, là tên gọi chung cho hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa, do một số loại tảo làm xuất hiện màu đỏ hoặc nâu. Thuở ban đầu, thủy triều đỏ găn với sự nở hoa của loài tảo Karenia brevis, nhưng sau này cũng được áp dụng chung cho nhiều loại tảo khác. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng “tảo nở hoa độc hại (HABs) chứ không hề liên quan đến thuỷ triều. Một số loài tảo chứa các sắc tố quang hợp có khả năng làm thay đổi từ màu nước từ màu xanh cho đến màu đỏ nâu. Khi tảo tập trung ở mức cao,nước có thể bị đổi màu tím đến hồng, nhưng thường hay gặp là màu đỏ hay màu xanh lá cây. Cái tên của nó không liên quan đến thủy triều mà thường là hệ quả tự nhiên của sự di chuyển của các dòng hải lưu.

2. Nguyên nhân dẫn đến thuỷ triều đỏ:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thuỷ triều đỏ, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính và cụ thể như sau:

– Yếu tố chính ảnh hưởng đến sự xuất hiện thuỷ triều đỏ bao gồm: Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt biển, giảm nồng độ muối, tăng lượng chất dinh dưỡng trong môi trường biển, biển lặng, những đợt mưa sau suốt mùa hè nắng nóng. Ngoài ra, thuỷ triều đỏ có thể lây lan trên diện rộng bởi gió, dòng chảy, những cơn bão hoặc tàu thuyền.

– Theo nghiên cứu của nhà khoa học đại học Havard vào năm 1980 thì thuỷ triều đỏ là do các loài tảo (bao gồm loại tảo độc hại và loại không độc hại) nở hoa, sinh sản quá mức

– Thuỷ triều đỏ xuất hiện khi nhiệt độ nước tăng cao, lượng oxy giảm trong nước bị giảm nhanh chóng, điều kiện dinh dưỡng lý tưởng giúp các loại tảo nở hoa, phát triển nhanh chóng.

– Một số ý kiến cho rằng những hiện tượng gây biến đổi khí hậu – đặc biệt là El Nino trong những năm gần đây khiến nhiệt độ nước biển gia tăng, góp phần tạo cơ hội cho tảo “bung lụa”.

– Bên canh đó, hiện tượng thuỷ triều đỏ còn là sản phẩm của con người khi thải ra sông, hồ, đại dương các chất thải công nghiệp, nông nghiệp mà bên trong chất thải đó chứa dưỡng chất như nitrat hay phốt phát hoặc nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn. Công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến nhu cầu mở rộng đất ở vùng triều và vùng ven bờ tăng nhanh, chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp, thủy sản và dùng cho xây dựng nhà ở, xí nghiệp, mở rộng mạng lưới giao thông, bền cảng… Nguồn nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp từ các khu dân cư ven biển cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng khả năng xảy ra hiện tượng này.

3. Tác hại của thuỷ triều đỏ:

3.1. Đối với sinh vật biển: 

Thuỷ triều đỏ làm đổi màu nước dưới biển, rất đẹp và bắt mắt. Tuy nhiên vẻ đẹp đó khiến cho rất nhiều loài sinh vật bị tác động, và chịu hậu quả nghiêm trọng. Thuỷ triều đỏ là hiện tượng tác động trực tiếp, nghiêm trọng nhất đến với sinh vật biển, cụ thể như sau:

– Thuỷ triều đỏ là một trong số nguyên nhân khiến cho những hộ nuôi tôm cá điêu đứng, mất trắng hoặc thậm chí vỡ nợ. Tảo khi nở hoa sẽ tiết ra chất độc mang tên brevetoxin khiến các loài cá, tôm bị tê liệt hệ thần kinh tức thì. Khi ở trong nước, tảo liên tục hấp thụ oxy, khiến cho lượng oxy trong nước giảm đáng kể khiến cho tôm, cá không đủ oxy để sinh sống. Hơn nữa, khi chết đi các chất nhờn trong tảo bám vào mang cá, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các sinh vật tôm, cá khiến tôm, cá chết hàng loạt. Trong một số điều kiện, quá trình phân hủy của khối lượng tảo chết khổng lồ tiêu thụ nhiều oxy đến mức dẫn tới hạ oxy trong máu ở nhiều động vật biển, khiến chúng chịu thương tổn nặng nề hoặc tử vong do không thể thích ứng với môi trường thiếu dưỡng khí. Tảo cũng xếp đầy trong mang cá hoặc gây kích ứng phần mang, nâng cao tỷ lệ tử vong của cá biển.

– Khi lượng tảo bị sinh sôi quá mức, ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh thái, đe doạ đến sự phát triển của các loài khác dưới đáy đại dương và các sinh vật sống gần nước như chim, con người,…Theo báo cáo kết quả điều tra của NOAA – Cục Khí quyển và Đại dương Mỹ, tác hại của thuỷ triều đỏ có thể làm cho con người và các loài sinh vật biển, các loài động vật có vú, các loài chim sống nhờ cá… bị chết dần. Hiện tượng con người tử vong vì thuỷ triều đỏ có thể là rất hiếm gặp nhưng không phải là không có.

3.2. Đối với con người: 

Không chỉ có những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh vật biển, thậm chí con người cũng có thể là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của thuỷ triều đỏ. Theo nghiên cứu của nhà khoa học đại học California của Mỹ thì thuỷ triều đỏ gây ra một số tác hại nhất định đến sức khoẻ con người:

– Nếu ăn sinh vật nhiễm độc tố từ tảo thì có thể khiến cơ thể bị ngộ độc tảo vì trong tảo có nhiều chất tê liệt thần kinh, bại não. Bầu không khí xung quanh khu vực thuỷ triều đỏ rất ngột ngạt, thiếu khí nên những người dị ứng tảo hoặc đường hô hấp yếu, mắc các bệnh như lao, hen suyễn khi tảo nở hoa khiến cho cơ thể bị ngạt thở, không cung cấp đủ khí oxy. Một số bệnh lý nguy hiểm được nhắc đến như bệnh phổi mãn tính, hen suyễn, thậm chí là tình trạng tê liệt hệ thần kinh.

4. Một số biện pháp phòng ngừa thuỷ triều đỏ: 

Thuỷ triều đỏ mang vẻ đẹp kì bí, cuốn hút của thiên nhiên nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua những tác hại, hậu quả mà nó đem lại cho con người và các sinh vật sinh sống gần chúng. Do vậy, tác hại của thủy triều đỏ là vô cùng lớn, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục:

– Con người và những thói quen sinh hoạt của họ là một trong số nguyên nhân lớn gây tác động đến sự ra tăng hiện tượng thuỷ triều đỏ. Do vậy, biện pháp giảm thuỷ triều đó trước hết là giữ gìn vệ sinh môi trường, kiểm soát nguồn nước thải ra môi trường, trước khi xả thải cần lọc kĩ hoá chất, tạp chất là những môi trường yêu thích cho các loại tảo phát triển. Ở các khu vực nuôi cá, cần tách biệt với khu sinh hoạt người dân hoặc khu công nghiệp hoá chất kim loại nặng. Cơ quan chức năng có thể kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, phạt thật nặng mang tính răn đe cho các doanh nghiệp khác làm gương. Cơ quan chức năng nên hợp tác với các bộ ban ngành có chuyên môn, thẩm quyền lập bản đồ dự đoán thuỷ triều đỏ để từ đó có những biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời, ngay lập tức, hạn chế những  rủi ro, thiệt hại cho người và sinh vật biển. Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp sinh học như lắng tảo, thuốc làm chậm phát triển, ức chế sự phát  triển của tảo, chế phẩm sinh học nước ngoài.

– Nhà nước có thể cử các chuyên gia trong nước tham gia nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm xử lý thuỷ triều đỏ ở các quốc gia khác, để từ đó có thể có những biện pháp, giải pháp giúp ích cho người nông dân nuôi trồng thuỷ sản. Mời các chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm đến từ các quốc gia tiên tiến, phát triển như Nhật, Hàn, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… về tập huấn, giảng dạy cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước.

Xem thêm  Phân tích nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng