Tổng hợp 7 bài tập yoga cho trẻ em giúp bé tăng cường sự dẻo dai

Tập yoga cho trẻ em ngày càng được quan tâm, cùng tìm hiểu 7 bài tập yoga cho trẻ em giúp tăng cường sự dẻo dai, chiều cao và thư giãn tinh thần nhé!

Các ông bố, bà mẹ ngày càng khuyến khích con cái của mình tập yoga bởi những lợi ích như nâng cao thể chất, sức khỏe, tăng chiều cao, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng.

Nếu bạn muốn cho con tập yoga tại nhà thì có thể tham khảo bài viết này với 7 bài tập yoga cho trẻ em giúp bé tăng cường sự dẻo dai ngay nhé!

Lợi ích khi trẻ em tập yoga

Giúp bé khỏe mạnh

Yoga từ lâu được biết đến là bộ môn giúp nâng cao thể chất, rèn luyện sức khỏe bền bỉ, dẻo dai hơn. Đối với trẻ em, yoga sẽ giúp các bé vận động linh hoạt, cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Đặc biệt, tập yoga khi còn nhỏ sẽ góp phần tăng chiều cao của con bạn đáng kể đấy.

Cải thiện tư thế

Do ngồi học, ngồi chơi game, xem phim lâu nên tư thế của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Về lâu dài nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến cột sống, dáng vóc và sức khỏe của trẻ. Do đó, tập yoga cũng cải thiện đáng kể, khắc phục tình trạng gù lưng, cong cột sống,…

Tổng hợp 7 bài tập yoga cho trẻ em giúp bé tăng cường sự dẻo dai Lợi ích khi trẻ em tập yoga

Thư giãn tinh thần

Sau khi những buổi tập yoga kết thúc, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, đầu óc thư giãn hơn, xóa tan đi những căng thẳng trên lớp học hằng ngày.

Đồng thời, đây cũng là cách giúp trẻ giảm thời gian chăm chăm vào chiếc điện thoại để xem phim, chơi game đấy.

Nooài ra, tập yoga cho bé còn có những lợi ích như: Cải thiện kết quả học tập, tăng khả năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo và tăng cường hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,…

Xem thêm  LG G3 Stylus ra mắt – Màn hình lớn 5,5 inch, kèm bút cảm ứng

Các bài tập yoga cho trẻ em tại nhà

Tư thế ngồi thoải mái

Tư thế ngồi thoải máiTư thế ngồi thoải mái

Tư thế ngồi thoải mái là bài tập yoga đơn giản nhất, rất thích hợp để bé làm quen với bộ môn này, giúp cải thiện tư thế ngồi, lưu thông máu tốt hơn và giảm căng thẳng.

Bước 1 Ngồi thẳng và vắt chéo 2 chân.

Bước 2 Đặt tay lên đầu gối và hướng lòng bàn tay lên trên.

Bước 3Giữ cổ, cột sống và đầu đứng yên, thẳng hàng. Trong khi bàn chân và đùi được thư giãn.

Bước 4Thở đều và giữ nguyên như vậy trong khoảng 1 phút. Sau 1 phút, bạn đổi vắt chéo chân và thực hiện lại từ bước 2.

Lưu ý: Nếu mông bị chấn thương, khó ngồi thẳng thì nên có một chiếc chăn hay gối để dưới mông.

Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầuTư thế cây cầu

Tư thế cây cầu là bài tập phổ biến mà nhiều giáo viên chuyên nghiệp hay áp dụng cho trẻ. Động tác này kích thích chiều cao tăng trưởng và giúp lưng, cột sống thêm dẻo dai, khỏe mạnh.

Bước 1Nằm ngửa trên thảm tập, đang trong tư thế gập cong đầu gối thì trẻ cần thu bàn chân từ từ về gần mông sao cho 2 bàn chân nằm trên sàn và cách nhau một khoảng bằng hông. Lúc này đầu gối, mắt cá chân đều thẳng hàng.

Bước 22 cánh tay đặt dọc theo cơ thể và hướng lòng bàn tay xuống.

Bước 3Hít sâu và nhấc lưng, mông lên. Lúc này gót chân, vai, cánh tay giữ nguyên vị trí.

Bước 4Hít thở đều, giữ nguyên động tác này trong thời gian lâu nhất có thể.

Lưu ý: Đối với trẻ bị đau lưng, vai, cổ thì không nên tập tư thế này.

Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mangTư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang là bài tập yoga tốt mà cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập thường xuyên, bởi tư thế này giúp kéo dài cột sống và chắc khỏe cột sống hơn, từ đó tăng chiều cao.

Ngoài ra, tư thế này còn giảm căng thẳng cho trẻ, cải thiện hệ hô hấp như bệnh hen suyễn,…

Xem thêm  Outlook là gì? Cách đăng nhập Outlook nhanh chóng nhất

Bước 1Nằm úp trên thảm tập, duỗi thẳng ngón chân về sau và ép xuống mặt thảm. Trong khi đó, lòng bàn tay thì bạn úp xuống mặt thảm và nằm dưới 2 vai.

Bước 2Nâng từ từ cả người lên, đẩy nhẹ vai về hướng cột sống và giữ 2 tay thẳng đứng. Lúc này, bạn nên giữ cơ bụng thật chắc để bảo vệ lưng dưới.

Bước 3Giữ tư thế này từ 15-30 giây, sau đó từ từ thả cả người xuống mặt thảm.

Tư thế cái cây

Tư thế cái câyTư thế cái cây

Tư thế cái cây là động tác đơn giản, giúp cải thiện tư thế đứng thẳng, tăng khả năng tập trung và giảm căng thẳng.

Bước 1 Đứng thẳng người và giữ thẳng lưng, 2 chân dang rộng bằng vai và 2 tay đặt dọc theo cơ thể.

Bước 2Nâng từ từ chân phải lên, đặt bàn chân phải lên phía trong đùi chân trái.

Bước 3 Đặt 2 lòng bàn tay vào nhau, đưa lên đầu từ từ, mắt nhìn thẳng vào một điểm cách 2m.

Bước 4Đưa tay ra trước ngực rồi hạ chân xuống, sau đó đổi chân đứng và thực hiện tương tự.

Tư thế con bướm

Tư thế con bướmTư thế con bướm

Tư thế con bướm (Butterfly pose) là tư thế khá đơn giản và có thể giúp trẻ thư giãn, đồng thời còn cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn. Bạn có thể thực hiện tư thế này theo các bước:

Bước 1 Ngồi thẳng sao cho cột sống thẳng và 2 chân duỗi ra.

Bước 2Gấp 2 chân lại để 2 lòng bàn chân chạm vào nhau, sau đó dùng tay giữ chúng lại.

Bước 3 Khi thở ra, bạn chuyển đùi, đầu gối hướng xuống và vỗ 2 chân lên xuống như một cánh bướm. Lúc này bạn nên thực hiện tăng tốc từ từ và hít thở đều.

Bước 4Giảm tốc độ lại và dừng. Sau đó trở về tư thế nghỉ ngơi khi thở ra.

Tư thế cánh cung

Tư thế cánh cungTư thế cánh cung

Tư thế cánh cung góp phần tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và dẻo dai của vai, ngực, lưng, chân,…đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.

Bước 1Nằm úp trên thảm, giữ 2 cánh tay duỗi thẳng ra sau và tựa đầu trên thảm.

Bước 2Hít vào và uốn cong đầu gối để đưa bàn chân lên hông.

Xem thêm  Cà tím nhồi thịt sốt chua ngọt, món ngon khó cưỡng

Bước 3Nắm ở phần mắt cá của 2 chân bằng 2 tay.

Bước 4Nâng từ từ phần đầu, vai, thân, chân và hông lên khỏi mặt sàn, mắt thì nhìn về trước.

Bước 5 Giữ nguyên trong khoảng 4-5 nhịp thở thì hạ đầu gối xuống và thả chân ra.

Tư thế xác chết

Tư thế xác chếtTư thế xác chết

Đây là tư thế thích hợp dành cho cuối buổi tập yoga của trẻ. Tư thế xác chết giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng, đồng thời cải thiện trí nhớ, sự tập trung cho bé ngủ ngon hơn.

Bước 1Nằm ngửa trong khi 2 chân và 2 tay duỗi xuôi thẳng. Cánh tay nên đặt cách cơ thể khoảng 15cm trở lên.

Bước 2Nhắm mắt và hướng lòng bàn tay lên trên, còn chân thì thả lỏng.

Bước 3Hít vào, thở ra bình thường khi nằm thư giãn các bộ phận.

Lưu ý khi tập yoga cho trẻ

  • Học từ những bài tập cơ bản: Khi tập tại nhà, bố mẹ nên cho bé tập những bài tập đơn giản nhất để làm quen, tránh gây chấn thương, ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe.
  • Cần khởi động trước khi tập: Như tập thể dục, bạn cần hướng dẫn bé khởi động trước để làm quen với cường độ tập, giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả.
  • Tạo bầu không khí vui vẻ: Trẻ em tập yoga không chỉ vì sức khỏe mà hơn hết là niềm vui, sự thích thú, nên bạn không phải gò bó bắt ép trẻ im lặng, nghiêm túc hay làm đúng yêu cầu khi luyện tập, mà cần tạo không khí thoải mái, vui vẻ.

Lưu ý khi tập yoga cho trẻLưu ý khi tập yoga cho trẻ

  • Không nên tập quá lâu: Chỉ nên tập khoảng 15-25 phút mỗi ngày, mỗi động tác chỉ nên kéo dài từ 60-90 giây.
  • Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ: Thảm tập yoga là không thể thiếu dù tập ở nhà, giúp chống trơn, êm ái hơn khi bé luyện tập.

Trên đây là 7 bài tập yoga cho trẻ em giúp bé tăng cường sự dẻo dai, chiều cao và sức khỏe đơn giản ngay tại nhà mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ thật sự hữu ích.

Nguồn: Học viện Yoga Luna Thái

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Viết một bình luận