Tảo mộ cuối năm là truyền thống uống nước nhờ nguồn của người Việt. Hướng dẫn chi tiết bài cúng tảo mộ, văn khấn tảo mộ chuẩn theo phong tục Việt Nam.
Tảo mộ là một hoạt động diễn ra hằng năm, đặc biệt là vào dịp Tết ở Việt Nam. Vậy tảo mộ là gì? Ý nghĩa như thế nào? Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về những vấn đề này nhé.
Ý nghĩa của việc đi tảo mộ (chạp mã)
Tảo mộ hay còn được gọi là chạp mả, là việc dọn dẹp cỏ dại, lau chùi sạch sẽ những nấm mộ. Ngoài ra còn có thể sửa sang, tu bổ cho ngôi mộ và chăm sóc những cây xanh ở xung quanh phần mộ của người quá cố. Sau đó đem hoa, lễ vật đến và thắp hương để mời gọi những người quá cố về nhà ăn Tết cùng con cháu.
Tảo mộ là một dịp để gia đình, con cháu sum vầy và giãi bầy những tâm tư, tình cảm với những người đã khuất trong một năm vừa qua. Tảo mộ còn có ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính, sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên, nhắc nhở con cháu về đạo lý “chim có tổ, người có tông”. Tảo mộ thật sự là một nét đẹp văn hóa đáng quý của con người Việt Nam.
Ngày tảo mộ cuối năm
Ở miền Nam, có gia đình tiến hành tảo mộ từ rất sớm, khoảng mùng 10 tháng Chạp, kéo dài đến 25 âm lịch thì kết thúc (những ngôi mộ vô chủ sẽ được người dân địa phương dọn giúp sau đó).
Tham khảo thêm: Văn khấn tất niên ngày 30 Tết Quý Mão 2023 chuẩn, chi tiết
Cách sắm lễ, mâm cúng tảo mộ
Việc chuẩn bị những vật phẩm cúng lễ sao cho đúng và đủ khi đi tảo mộ là vô cùng quan trọng.
Có một số lễ vật là không thể thiếu như: Đèn, trà, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, nhang và trái cây. Gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy theo truyền thống của mỗi gia đình. Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, chén mật, xôi chè. Lễ mặn thì có thêm chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò.
Một điều đặc biệt đó chính là tấm lòng thành của con cháu với ông bà, tổ tiên. Mọi việc dọn dẹp, sửa sang, làm lễ đều phải xuất phát từ tâm, làm với lòng thành và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên.
Vào ngày này mọi người cần chuẩn bị mâm cúng thanh minh đúng chuẩn tại nhà, ngoài mộ để thờ cúng tổ tiên.
Văn khấn tảo mộ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa tạng Vương Bồ Tát.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.
– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.
Con kính lạy hương linh cụ:…………………..
Hôm nay là ngày… tháng Chạp năm Canh Tý, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là:…………..
Ngụ tại:…………..
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:…………… có phần mộ táng tại………… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở
Bát nước nén hương
Thành tâm kính lễ
Cúi xin chứng giám. Phù hộ độ trì
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn Hóa Thông tin)
Tham khảo: Văn khấn Tết Đoan Ngọ và những lưu ý khi cúng
Bài cúng tạ mộ cuối năm (chạp mã)
Bài cúng mẫu 1
(Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết)
Kính lạy:
– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.
– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Chúng con (Họ tên vợ, chồng)……………………………………………………
Địa chỉ…………………………………………………………………………………
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:………………………………
(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…): Tuổi………………………….
Tạ thế ngày…………………………………………………………..
Phần mộ ký táng tại……………………………………………….
Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).
Bài cúng 2
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
– Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.
– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này.
– Con kính lạy hương linh cụ:………………………………………………………
Hôm nay là ngày… …….tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………….
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:……………kỵ nhật là…….có phần mộ táng tại…………được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở
Bát nước nén hương
Thành tâm kính lễ
Cúi xin chứng giám
Phù hộ độ trì
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!.
Câu hỏi liên quan
Tảo mộ ngày Tết giờ nào tốt?
Ngày giờ tảo mộ thường do gia đình tự chọn và thống nhất. Gia đình nào cũng thường chọn đến đó vào những ngày cuối tuần để con cháu về đông đủ trong ngày tảo mộ. Tuy nhiên, lễ tào mộ sẽ thực hiện sau ngày cúng ông Táo (23 tháng Chạp) đến chiều 30 Tết (29 nếu tháng thiếu).
Tảo mộ ngày Tết thế nào cho đúng?
Người đi tảo mộ cần chuẩn bị lễ vật. Gia đình có thể cung món chay hoặc món mặn. Lễ ăn chay nên chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, chén mật, chè nếp v.v. Sau khi sửa sang, quét dọn lăng mộ, con cháu mang hương hoa lễ vật đến thắp hương khấn vái thần linh, ông bà tổ tiên và mời ông bà về đón Tết Nguyên đán cùng con cháu.
Trong khi chờ hương tàn, con cháu có thể bắt đầu dọn dẹp, sửa sang lăng mộ. Khi hương cháy được hơn 2/3 tức là lễ tạ, gia chủ tiến hành hóa vàng.
Tảo mộ cần kiêng kỵ gì?
Tảo mộ không phải là mâm lễ đầy ắp mà là tấm lòng thành của con cháu với ông bà, tổ tiên. Ngoài ra, có những lưu ý khi tảo mộ:
-
Cười đùa
-
Không được giẫm đạp lên mộ nhà hoặc xung quanh
-
Gọi tên nhau
-
Phá hoại mộ
-
Chửi bới, nói tục
-
Chụp ảnh
-
Sửa sang, dọn dẹp 4 mặt phần mộ, tránh chỉ dọn dẹp mặt trước.
-
Con gái đến tháng và phụ nữ mang thai được khuyên không nên viếng mộ…
Tham khảo thêm: 10 điều đặc biệt kiêng kỵ khi đi thăm mộ vào ngày Tết Thanh Minh
Bên trên chính là những thông tin về việc tảo mộ và ý nghĩa của việc tảo mộ trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam cũng như là những vật cần chuẩn bị khi đi tảo mộ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho việc tảo mộ của bạn vào mùa Tết sắp đến.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn