Ba mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào?

Bạn đang xem bài viết: Ba mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mang thai là giai đoạn quan trọng và thiêng liêng đối với phụ nữ. Chuẩn bị trước khi mang thai giúp bà mẹ giảm bớt căng thẳng, lo âu trong quá trình mang thai từ đó sẽ có được một thai kỳ khỏe mạnh. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn gợi ý cho mẹ các bước cần chuẩn bị trong quá trình mang thai.

1Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai

Để chuẩn bị trước khi mang thai, việc đầu tiên mẹ cần làm là đi khám tiền sản. Mục tiêu của việc này là tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi đến khám, mẹ sẽ được hỏi về những thông tin như lối sống, chế độ ăn uống, các tiền sử sức khỏe của bạn và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ cho mẹ biết được cơ thể và sức khỏe của mẹ đã chuẩn bị cho việc có em bé hay chưa.

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nguồn: Internet

Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nguồn: Internet

2Trước khi mang thai cần giữ chế độ ăn uống lành mạnh

Giai đoạn trước mang thai là lúc mẹ cần giữ chế độ ăn uống lành mạnh để có sức khỏe tốt chuẩn bị cho quá trình mang thai. Cơ thể của mẹ khỏe mạnh sẽ tạo ra môi trường tích cực cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần tích cực bổ sung các nguồn dinh dưỡng, ăn các thực phẩm sạch, nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Mẹ cần ăn uống lành mạnh trước và trong khi mang thai. Nguồn: Internet

Mẹ cần ăn uống lành mạnh trước và trong khi mang thai. Nguồn: Internet

3Bổ sung vitamin điều độ

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ cũng nên bổ sung vitamin trước khi mang thai. Các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên bổ sung đủ lượng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trước khi mang thai để thai nhi và bà mẹ có được một thai kỳ khỏe mạnh. Đây là một bước chuẩn bị trước khi mang thai vô cùng cần thiết.

Xem thêm  Cẩn thận với 6 bệnh giao mùa trẻ em thường gặp phải

4Tiêm vắc xin trước khi mang thai

Mang thai là giai đoạn mà cơ thể phụ nữ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu không may bị mắc bệnh trong lúc mang thai thì quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn so với khi bà mẹ chưa có thai. Vì vậy, tiêm vắc xin là điều cần chuẩn bị trước khi mang thai cần thiết để tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu.

Tiêm vaccin trước khi mang thai là điều cần thiết. Nguồn: Internet

Tiêm vaccin trước khi mang thai là điều cần thiết. Nguồn: Internet

5Không tiếp xúc với các chất gây nghiện

Thuốc lá được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân ở phụ nữ. Không phải mẹ bầu hút thuốc trực tiếp thì mới gây ảnh hưởng đến thai nhi mà việc ngửi thuốc lá cũng có những ảnh hưởng tương tự.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, rượu được cho là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng phóng thích trứng trong chu kỳ.

Có thể bạn quan tâm: 6 Phương pháp giúp tăng khả năng thụ thai ba mẹ nên biết

6Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa caffeine

Nếu mẹ có ý định mang thai thì nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có chứa caffeine vì hấp thụ quá nhiều trong một ngày có thể làm giảm khả năng sinh sản. Caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn chứa trong ca cao, trà xanh, socola. Mẹ muốn có thai không nên dùng quá 150 – 300 mg cà phê mỗi ngày.

Chuẩn bị trước khi mang thai

Mẹ nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa caffein. Nguồn: Canva

7Tránh xa môi trường độc hại

Các hóa chất độc hại có trong môi trường được cho là làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng cần cẩn thận trước khi sử dụng các loại hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tẩy khi dọn dẹp nhà cửa hàng ngày.

Để chuẩn bị trước khi mang thai, các loại chất tẩy rửa trong gia đình nên được thay bằng các loại chất tẩy rửa an toàn với sức khỏe của bà bầu và trẻ nhỏ.

8Đến gặp bác sĩ thường xuyên để tư vấn

Không phải khi mang thai rồi mới đến bác sĩ để khám. Để chuẩn bị trước khi mang thai, mẹ cũng cần đến gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn các vấn đề về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Điều này giúp cho quá trình mang thai của mẹ diễn ra thuận lợi, tránh các vấn đề phát sinh không đáng có.

Xem thêm  Bể Ly Là Điềm Báo Gì? Xui Hay Hên Và Cách Xử Lý Khi Gặp

9Không sử dụng thuốc tránh thai trước khi mang thai

Nếu đang có ý định mang thai và đang dùng thuốc tránh thai, mẹ hãy ngừng uống thuốc ngay lập tức. Vì một khi dùng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ có thể bị thay đổi so với ban đầu. Việc ngưng sử dụng thuốc sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.

10Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp bà mẹ có sức khỏe tốt để chuẩn bị trước khi mang thai. Mẹ có thể bắt đầu với các bài tập như yoga, aerobic. Nếu quỹ thời gian eo hẹp, mẹ có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc làm việc nhà. Ngoài ra mẹ cũng có thể tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ.

Chuẩn bị trước khi mang thai

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ có sức khỏe tốt khi chuẩn bị mang thai. Nguồn: Canva

11Kiểm soát tốt cân nặng của cơ thể trước khi có thai

Cân nặng tăng không kiểm soát có thể gây ra tình trạng khó có thai. Trọng lượng cơ thể mẹ quá lớn cũng gây tích tụ lượng mỡ nhiều ở thành bụng, gây khó khăn hơn cho bác sĩ trong việc theo dõi thai nhi.

Bên cạnh đó, thiếu cân cũng gây ra một số vấn đề khi mang thai. Mẹ có thể sẽ không có đủ sức khỏe trong thai kỳ hoặc con có nguy cơ nhẹ cân hoặc sinh non.

12Bổ sung axit folic

Việc cung cấp đủ lượng axit folic trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai giúp ngăn ngừa dị tật khuyết tật ống thần kinh cho em bé. Mức axit folic khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai là 400 microgam mỗi ngày.

Bằng cách bổ sung đủ axit folic trong ít nhất 1 tháng trước khi mẹ thụ thai, mẹ có thể giảm nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh. Mẹ có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung axit folic ở hiệu thuốc hoặc có thể uống vitamin tổng hợp trước khi sinh.

13Tìm hiểu về tiền sử bệnh án của vợ chồng

Tìm hiểu về tiền sử bệnh của vợ chồng là điều quan trọng cần làm trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai. Điều này giúp đảm bảo rằng hai vợ chồng không mắc phải bệnh nghiêm trọng nào về rối loạn di truyền, giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị di truyền mắc những căn bệnh từ bố mẹ.

14Chuẩn bị sức khỏe tinh thần trước khi mang thai

Stress trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, tâm trạng lo lắng, căng thẳng trước khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính cản trở việc thụ thai.

  • Với người chồng: Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé, người chồng cần thông cảm, quan tâm, sẻ chia với mẹ để giúp mẹ có một tâm lý thật tốt trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai.
  • Với mẹ bầu: Khi mang thai, mẹ sẽ có nhiều lúc biến đổi tâm sinh lý. Vì vậy, mẹ hãy suy nghĩ lạc quan và tích cực. Tâm lý ổn định tích cực thì mới sẵn sàng cho thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm  Cách nấu hủ tiếu gõ ngon như ở ngoài

15Chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng

Không thể phủ nhận tài chính là một trong những lý do khiến mẹ căng thẳng trước khi mang thai và trong lúc mang thai. Vì vậy, mẹ cần bàn bạc, trao đổi với chồng mình về một kế hoạch tài chính kỹ lưỡng.

Việc có một kế hoạch tài chính kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ giảm nhẹ tâm lý căng thẳng trong quá trình mang thai. Các khoản chi phí mà mẹ có thể mình nên cân nhắc là chi phí nghỉ thai sản, chuẩn bị đồ dùng cho em bé, đồ dùng cho mẹ, chi phí dự phòng.

16Tính toán ngày rụng trứng để có thai như ý muốn

Để quá trình thụ thai diễn ra suôn sẻ, có thai ở thời điểm mong muốn, mẹ cần tìm hiểu cách tính ngày rụng trứng. Mẹ có thể ghi lại những ngày mình xuất hiện “đèn đỏ” hàng tháng để biết chu kỳ của mình kéo dài bao nhiêu ngày nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.

Chuẩn bị trước khi mang thai

Tính toán ngày rụng trứng giúp tăng cơ hội thụ thai. Nguồn: Canva

17Trước khi có thai hãy bổ sung vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phòng bệnh cho trẻ. Mẹ bổ sung vitamin A trước khi mang thai sẽ giúp ích cho sự phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Vitamin A sẽ có vai trò duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, bảo vệ mắt, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ.

Mẹ có thể bổ sung vitamin A qua chế độ ăn uống hoặc uống thuốc bổ.

18Giảm áp lực công việc để thoải mái tinh thần

Tham công tiếc việc là một trong những nguyên nhân khiến mẹ ở trong tình trạng căng thẳng. Để chuẩn bị trước khi mang thai thật tốt, mẹ cần giảm tải khối lượng công việc thường ngày. Mẹ có thể hạn chế mang việc về nhà, không nên tham công tiếc việc, không tình nguyện làm thêm giờ và cố gắng không đi công tác xa.

Xem thêm:

  • Khám phá ngay mẹo nhận biết có thai theo dân gian chuẩn nhất
  • 12 Dấu hiệu mang thai con gái ba mẹ không thể bỏ qua
  • Xem ngay dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung

19Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ thông tin các hữu ích trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai. Lưu ý, các bài viết của AVAkids chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Linh Linh tổng hợp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ba mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận