Mách mẹ cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm hiệu quả

Bạn đang xem bài viết: Mách mẹ cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm hiệu quả tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm là một rủi ro nguy hiểm. Các mẹ hãy cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về cách tắm, những lưu ý để phòng tránh và cách sơ cứu khi chẳng may trẻ bị sặc nước nhé.

1Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Khi tắm cho trẻ sơ sinh, nếu trẻ có các biểu hiện như khóc to, ho sặc sụa, mặt tím tái thì rất có thể trẻ đã bị sặc nước. Cha mẹ cần bình tĩnh, tránh bế vác bé lên vai vì có thể làm nước vào sâu đường hô hấp khiến bé ngạt thở.

2Những rủi ro khi trẻ sơ sinh bị sặc nước không được sơ cứu kịp thời

Cha mẹ nên học để nắm rõ cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm. Việc sơ cứu cần nhanh và chuẩn xác. Vì lúc bị sặc nước, trẻ có phản xạ hít hơi, điều này dễ làm nước đi sâu vào phế quản, khí quản gây ngạt thở.

Trẻ sơ sinh chỉ cần ngừng thở vài phút cũng đủ dẫn đến chết não, tim ngừng đập, tử vong. Nếu được cứu cũng có thể di chứng não suốt đời. Vì vậy thời gian vài phút đầu được xem là thời gian vàng để sơ cứu cho trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm. Nếu được sơ cứu kịp thời trẻ có thể qua khỏi và không bị tổn thương não.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn ba mẹ các sơ cứu dị vật đường thở nhanh chóng và đúng kỹ thuật

3Hướng dẫn sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Để sơ cứu cho trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm cha mẹ cần bình tĩnh dùng miệng hút vào miệng, mũi bé thật mạnh, càng nhanh càng tốt. Vì nếu để chậm có thể nước sẽ chảy vào khí quản, trẻ bị tắt thở lâu thì khó cứu được. Tiếp theo là vỗ lưng trẻ và ấn ngực trẻ.

Vỗ lưng trẻ

Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Cách vỗ lưng trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Xem thêm  11 bộ phim chữa lành tâm hồn cực hay và ý nghĩa

Cha mẹ cho trẻ nằm sấp trên tay sao cho phần đầu cúi thấp hơn phần thân. Sau đó cha mẹ dùng tay còn lại vỗ mạnh vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ 5 lần theo tư thế trượt từ trên xuống dưới. Nếu mũi và miệng của trẻ có nước trào ra thì nhanh chóng dùng miệng hút thật sạch.

Ấn ngực sơ cứu

Nếu sau khi vỗ lưng trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm mà cơ thể trẻ vẫn còn tím tái, cha mẹ đổi sang ấn ngực. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa ấn mạnh 5 lần liên tục vào vị trí nửa dưới xương ức trên ngực trẻ, nếu trẻ khóc và dần hồng hào trở lại, cha mẹ có thể ngừng.

Nếu trẻ vẫn còn tím tái thì cha mẹ tiếp tục lặp đi lặp lại động tác vỗ lưng cùng ấn ngực từ 5 đến 8 lần cho đến khi trẻ bình thường trở lại. Quan sát trẻ sau mỗi lần vỗ lưng, trẻ hồng hào trở lại thì tức là cha mẹ đã sơ cứu thành công.

Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm phải làm sao?

Ấn ngực sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Đưa trẻ đến bệnh viện

Sau khi đã sơ cứu cho trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm theo các bước trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi khoa để bác sĩ theo dõi. Không nên đưa trẻ đi viện khi trẻ vẫn chưa thở lại được, sơ cứu là cực kỳ quan trọng, bởi vì não thiếu oxy chỉ vài phút sẽ dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn ba mẹ quy trình cho trẻ thăm khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1

3Những quy tắc và cách tắm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường được tắm khoảng 9 – 10 giờ sáng hoặc 1 – 3 giờ chiều vì đây là thời điểm ấm nhất trong ngày. Phòng tắm phải kín, tránh gió lùa, nhiệt độ phòng tắm lý tưởng nhất là từ 28 – 30ºC. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh khoảng 5 phút, đối với trẻ sinh non thời gian tắm nên dưới 1 phút.

Khi pha nước tắm cho trẻ các mẹ cần chú ý nhiệt độ, có thể sử dụng đồng hồ đo nước tắm cho chính xác. Mùa đông nhiệt độ nước khoảng 37ºC còn mùa hè nhiệt độ nước khoảng 36ºC. Sữa tắm, dầu gội nên sử dụng loại chuyên dụng cho trẻ để an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ dưới 6 tháng, mực nước tắm từ 8 – 10cm, đối với trẻ lớn hơn thì mực nước không cao quá eo khi trẻ ngồi. Trước khi cuống rốn rụng hoặc lành, cha mẹ có thể chỉ lau người cho bé bằng khăn ẩm, thông thường không cần sử dụng sữa tắm cho bé vào thời điểm quá sớm này.

Trong cách tắm cho trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý các vùng da sau tai, dưới cánh tay, các kẽ quanh cổ, khu vực quấn tã và vị trí giữa các ngón tay, ngón chân của bé, nhất là đối với những bé mũm mĩm vì thường có rất nhiều ngấn trên da. Nếu thời tiết lạnh, mẹ chỉ nên cởi quần áo ở phần cần được tắm để giữ ấm cho bé.

Xem thêm  Top 12 địa điểm du lịch Thái Bình check in cực đỉnh

Trước khi tắm mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như khăn tắm, sữa tắm, dầu gội cho bé, quần áo sơ sinh. Tránh trường hợp để trẻ một mình trong nước và đi lấy vật dụng, vì có thể dễ xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm.

Sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Sữa tắm cho bé Johnson’s Baby chiết xuất gạo và sữa 500 ml (từ 1 tuổi)

Trẻ sẽ thấy thoải mái hơn khi được giữ vững chắc trong vòng tay cha mẹ lúc ngâm mình trong chậu tắm em bé. Tắm cho bé nên bắt đầu từ phần chân trước và linh hoạt đỡ đầu, lưng bé khi cần thiết. Cha mẹ có thể đưa tay ra phía sau lưng và nắm lấy cánh tay của bé trong suốt thời gian tắm.

Sau khi tắm cha mẹ có thể bôi một ít kem dưỡng cho bé, đặc biệt đối với những trẻ sơ sinh bị khô da, chàm sữa, kích ứng. Việc thực hiện theo hướng dẫn cơ bản trong cách tắm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn, phòng tránh được tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm và những rủi ro khác.

Có thể bạn quan tâm: Tắm cho trẻ sơ sinh có khó không? Những điều quan trọng cần chú ý

4Những thời điểm không nên tắm cho trẻ nhỏ

Những thời điểm không nên tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Ngay sau trẻ vừa bú no: Nếu tắm ngay dễ làm bé ọc sữa, dẫn đến sặc sữa.
  • Khi trẻ đói: Lúc này trẻ sẽ quấy khóc và không đủ năng lượng để tắm. Khóc quá nhiều cũng có thể dễ làm trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm.
  • Khi trẻ vừa thức dậy: Buổi sáng vừa thức dậy cơ thể trẻ còn ở trạng thái chưa tỉnh táo hoàn toàn, tắm lúc này có thể bị hạ thân nhiệt đột ngột, dễ nhiễm bệnh.
  • Sau khi trẻ tiêm phòng: Nên đợi 1 – 2 ngày, khi vết thương khô miệng và trẻ hết nóng sốt thì mới tắm, trước đó mẹ chỉ nên lau người cho trẻ.

5Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi tắm để tránh trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm:

  • Nguyên tắc số 1: Không được để bé một mình trong phòng tắm hay nằm trong chậu tắm dù chỉ 1 giây.
  • Nguyên tắc số 2: Nhớ tắt vòi nước rồi mới đặt trẻ vào chậu, không để trẻ dưới vòi nước đang chảy. Mẹ chỉ cần quay đi một chút cũng có thể khiến nước dâng lên mặt, mũi và xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm.
  • Nguyên tắc số 3: Đo mực nước chuẩn, độ nóng vừa phải rồi mới đặt bé vào chậu.
  • Nguyên tắc số 4: Mẹ phải vững tay khi tắm cho bé, tay đỡ cổ phải ôm chắc. Nhiều mẹ sợ làm trẻ đau nên chỉ đỡ hời hợt, khi đó trẻ chỉ cần xoay nhẹ cũng có thể tuột khỏi tay và rơi xuống chậu nước.
  • Nguyên tắc số 5: Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh là thời gian tắm dưới 5 phút và có thể chỉ cần tắm 2 – 3 lần một tuần nếu mẹ còn đang ở cữ.
  • Nguyên tắc số 6: Nên chọn loại tăm bông trẻ em nếu cần vệ sinh tai sau khi tắm
  • Nguyên tắc số 7: Nếu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm thì không được bế vác trẻ lên vai, đây là thao tác không đúng.
Có thể bạn quan tâm: Cách sơ cứu và lấy dị vật tai ở trẻ nhanh chóng và an toàn

6Những rủi ro khác khi tắm cho trẻ

Bên cạnh trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm, mẹ cần biết những trường hợp nguy hiểm khác để phòng tránh, ví dụ như:

  • Bé bị bỏng da: Da bé sẽ ửng đỏ, kèm theo biểu hiện khó chịu, quấy khóc khi nước tắm nóng quá mức so với làn da bé. Mẹ cần đo nhiệt độ trước khi cho bé tắm để phòng tránh.
  • Bé bị hạ thân nhiệt: Nước quá lạnh hoặc thời gian tắm quá lâu có thể khiến bé bị tím tái, lạnh ngắt. Khi bé bị hạ thân nhiệt, mẹ cần nhanh chóng ủ ấm và theo dõi nhịp thở. Nếu thấy trẻ có triệu chứng suy hô hấp, mẹ cần đưa đi bệnh viện kịp thời.
  • Bé bị nhiễm trùng: Khi tắm sai cách cũng có thể khiến bé bị nhiễm trùng, biểu hiện thường là thở nhanh, mệt mỏi, trẻ bị sốt, lờ đờ.
  • Bé bị sặc sữa, ngưng thở
  • Bé bị chấn thương do tư thế tắm không đúng.
Xem thêm  Cách nấu khổ qua rừng kho thơm ngon khó tin mà lại dễ làm tại nhà

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm cha mẹ cần bỏ túi những lưu ý trên. Những kiến thức mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn chia sẻ có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng hy vọng sẽ mang đến cho cha mẹ những gợi ý hữu ích để chăm sóc tốt cho sức khỏe của bé.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa.

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

  • Trẻ sốt xuất huyết có tắm được không? Những mẹo tắm an toàn khi bị bệnh sốt xuất huyết
  • Nhịp tim trung bình của trẻ em là bao nhiêu? Mẹ tham khảo ngay!
  • Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm, mẹ cần biết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mách mẹ cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm hiệu quả của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Viết một bình luận